Phong lan – một loài hoa đẹp bậc nhất trong các loài hoa mang ý nghĩa đặc biệt tượng trưng cho sự thanh nhã, cao quý và mạnh mẽ được rất nhiều người ưa chuộng và yêu mến. Từ nổi bật rực rỡ cho đến thanh cao và mềm mại. Mỗi loại đều có những yêu cầu điều kiện sống và sinh trưởng khác nhau nhưng có chung nhiều điểm chỉ có ở các giống lan. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến bạn các loại hoa lan đẹp – Cách trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản.
Đang xem: Cách chăm sóc hoa phong lan rừng
1. CÂY LAN MÓNG RÙA
* Đặc điểm hình thái của cây lan móng rùa
Mỗi một loại hoa lan đều mang trên mình một vẻ đẹp lôi cuốn riêng. Thế nhưng có rất ít loại lan thu hút người khác từ cái nhìn đầu tiên. Riêng lan móng rùa đã đem đến một vẻ đẹp độc mà lạ khiến ai nhìn 1 lần cũng phải ngắm nhìn thêm. Hiện nay, lan móng rùa được ưa chuộng rất nhiều nên có giá trên thị trường khá cao bởi ai cũng săn đón chúng. Có thể nói, lan móng rùa là loại lan rừng được chào đón nhất trong một vài năm trở lại đây.
Tên khoa học của lan móng rùa là Oberonia longibracteata Lindl. Chúng là cây thân thảo, mọc thành dạng bụi. Chiều cao của chúng khá thấp, chỉ khoảng 50cm. Lá cây có màu xanh và có kiểu dáng giống móng rùa nên được gọi là lan móng rùa. Lan móng rùa khác với các loại lan khác là chúng không mọc thành chùm dài mà mọc đơn lẻ. Hoa của chúng thường mọc ở giữa phần 2 lá hay ở phần ngọn. Hoa có màu vàng tươi ở bên ngoài môi còn phần trong thì lại có màu đỏ khá đẹp. Chúng cho hoa nở rộ vào mùa hè và mùa thu. Thời gian nở của chúng kéo dài khá lâu.
* Cách trồng cây lan móng rùa
Nhiệt độ và độ ẩm: Chúng chỉ yêu cầu ở mức trung bình, không quá cao cũng không quá thấp. Nhiệt độ thích hợp trồng cây vào khoảng 20-32 độ C. Độ ẩm cần thiết cho cây khoảng 80%.
Ánh sáng: Ánh sáng mà cây lan móng rùa cần vào khoảng 60%. Nêu trong quá trình trồng cây bạn thấy lá cây thường có máu xanh thẫm thì tức là cây lan đang bị thiếu ánh sáng. Còn nếu bạn trồng cây lan ở nơi đón được quá nhiều ánh nắng mặt trời thì lúc này cây lan thường có hiện tượng vàng lá và héo úa. Trong trường hợp bạn trồng lan trong nhà thì tốt nhất nên đặt chậu lan ở gần cửa sổ nơi đón được nhiều ánh sáng.
Giá thể trồng: Chọn chậu trồng là chậu đất nung với nhiều lỗ thoáng trên chậu. Trong chậu có thể đặt than củi hay xơ dừa đều được. Phải chuẩn bị giá thể trồng kỹ càng thì sau nay cây mới sinh trưởng và phát triển tốt nhất được.
Giống cây trồng: Hiện nay, giống cây lan móng rùa được bán ở khá nhiều nơi. Bạn có thể tìm đến cửa hàng gần nhà để mua nhưng tốt nhất bạn vẫn nên tìm đến nơi có uy tín tránh tình trạng mua đúng cây lan nhưng không phải giống lan móng rùa.
* Chăm sóc cây lan móng rùa
Việc tưới nước cho lan là điều quan trọng nhất bởi chúng nếu không chịu được khô hạn cũng không chịu được ngập úng. Khi tưới nước cần chú ý tưới vừa đủ ẩm giá thể, nếu tưới quá nhiều nước sẽ đọng lại rễ cây, rễ rất dễ bị thối. Mùa hè thì tưới khoảng 2-3 lần. Sang tới mùa đông thì khoảng 10 ngày tưới 1 lần cho cây.
Khi tưới nên tưới vào buổi sáng sớm hay buổi trưa mát mẻ để tới tối thì lá khô rồi. Nếu tưới vào buổi tối lá cây có thể bị thối.
Lan móng rùa là cây sống lâu năm nên định kỳ hàng năm thay chậu cho cây 1 lần bởi mỗi năm chúng sẽ lớn lên mà chậu không thể lớn theo cây được. Hơn nữa, qua mỗi năm giá thể trong chậu sẽ dần bị phân hủy hết sẽ không còn đủ sức để cây lan bám vào. Thời gian thích hợp để thay chậu lan là vào mùa xuân.
2. LAN LONG TU HÀO
* Đặc điểm hình thái của lan long tu lào
Lan long tu lào là loại cây thân thảo tròn thường cao khoảng từ 30-50cm. Thân được hình thành từ nhiều đốt ngắn bao bọc quanh thân thường có một lớp vỏ mỏng khá dễ bóc. Tại các đốt của thân thường có những nôt lõm sâu vào. Thân cây giai đoạn sinh trưởng khá mập và màu xanh thẫm. Lá của long tu lào thường dày xanh bóng với chiều dài khoảng 10cm. Điểm độc đáo của loại lan này chính là hoa của chúng. Hoa thường mọc ra từ những thân già lớn. Hoa mọc ra trên từng đốt một có màu trắng mỗi bông có 3 thùy với 3 sọc vàng khá đẹp. Một cây trưởng thành mỗi mùa hoa nở thường có từ 4-5 cành mỗi cành từ 15-20 bông hoa nở. Hoa thường nở vào mùa xuân đến đầu hè.
Cách trồng lan long tu bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xử lý qua giống lan long tu
Nên tách riêng từng cây ra với nhau. Phải thật cẩn thận khi tách nếu không sẽ làm hỏng các mắt ngủ. Không nên xé các cây ra với nhau mà phải dùng dao nhẹ nhàng tách. Sau đó bạn tỉa các rễ già đi, để lại tầm 2-3cm rễ.
Bước 2: ngâm giống
Pha thuốc Physan 20 theo tỷ lệ 1:1, sau đó cho toàn bộ chỗ lan long tu đã xử lý vào ngâm từ 5 đến 10 phút. Sau đó vớt ra để ráo.
Bước 3: Trồng, ghép giá thể
Bạn nên chọn bảng dớn hoặc gỗ lũa để ghép. Đây là cách ghép lan long tu vào gỗ được nhiều người sử dụng nhất. Những cây cùng 1 tuổi nên ghép vào cùng 1 bảng hoặc có thể chia theo độ dài ngắn của cây để ghép. Sau đó bắn ghim để cố định cây vào bảng gỗ. Hãy dùng ít ghim sắt nhất có thể, sau đó treo bảng lên giàn để cây hấp thụ nắng. Nên có một tấm lưới để cây hấp thụ 60 – 70% nắng, treo cách lưới từ 1,2m đến 1,5m.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng cách trồng lan long tu vào chậu đối với những cây con đã ra đủ rễ. Tách cây con và trồng trong chậu, chọn cây đã ra đủ rễ.
* Cách chăm sóc cây lan long tu lào
Chăm sóc cây thời kì ra hoa
Sau khi trồng thì khoảng tháng 3 dương lịch các cây đã bắt đầu ra nụ. Thân mẹ lúc này cũng bật lên các chồi non. Lượng nước tưới ở mức ít để cho mầm non bên dưới phát triển mạnh. Dừng bón phân và các chất kích thích ra cành. Khi tưới nước chỉ nên tưới vào gốc. Việc tưới quá nhiều nước sẽ khiến cho cây con của bạn bị hỏng. Thời điểm khi cây phân nụ rõ ràng chòi ra ngoài thì mới tưới nước thường xuyên hơn.
Chế độ bón phân cho cây
Thời kì nghỉ ngơi của long tu lào: Theo nhận xét của giới chơi lan thì loại long tu lào có thời kì nghỉ ngơi sớm hơn các loại lan cùng họ khác. Thường vào khoảng tháng 10 dương lịch hàng năm thì cây đã có hiện tượng thắt ngọn lại và lá bé dần đi chứ không to nữa. Lúc này giảm dần lượng nước đi cho đến đầu tháng 12 bạn dừng tưới nước để cây hoàn toàn nghỉ ngơi. Treo cây ra chỗ ánh sáng nhiều. Đến đầu tháng 2 dương lịch bạn cần tưới nước một lần ngày ngày để cho cây băt đầu đâm chồi mới.
3. LAN HOÀNG PHI HẠC
* Đặc điểm hình thái hoàng phi hạc
Hoàng phi hạc có tên khoa học là Dendrobium signatum. Phân bố nhiều ở Việt Nam, Lào, Thái Lan. Là dòng lan được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng. Dễ ra hoa, thơm và màu sắc bắt mắt.
Trong số vô vàn loại lan rừng có mặt tại Việt Nam. Hoàng Phi Hạc vẫn giữ được chỗ đứng riêng của mình trong giới yêu lan cảnh. Loại cây này có hình dáng đẹp với lá thuôn dài to xanh thẫm và hoa khi nở rất đẹp. Hoa của chúng có 2 loại là màu tím và hoáng phi hạc màu trắng. Nhiều người nhận xét hương thơm của loại lan màu tím thơm hơn loại màu trắng.
* Cách trồng lan hoàng phi hạc
Giá thể trồng lan
Hoàng phi hạc ưa nắng, không thích ẩm nhiều. Bạn có thể ghép vào gỗ, trồng trong giỏ treo nhưng cần giá thể thoát nước nhanh. Ghép gỗ thì chèn 1 cục than củi hoặc 1 cành cây nhỏ giữa gốc lan và giá thể. Trồng chậu thì dùng dớn cục to đặt vào chậu trước. Cho gốc lan vào rồi lấy dây buộc các cọng thân vòng quanh cho gốc cách giá thể 2-3 cm. Khi rễ mọc sẽ vươn bám xuống, tránh gốc lan tiếp xúc trực tiếp với giá thể.
Ngoài ra bạn có thể trồng trong chậu với dớn vụn hoặc vỏ thông. Tất nhiên các loại giá thể đều nên ngâm qua nước vôi khoảng 1 ngày sau đó rửa lại thật sạch. Rồi mới đem ghép cây vào giá thể. Giả hành của lan hoàng phi hạc rất cứng và mầm non luôn hướng lên phía trên. Do đó bạn nên trồng hướng dáng thẳng là tốt nhất.
Xử lý giống
Nếu muốn trồng tốt thì nên trồng trước khi mầm gốc nảy hoặc trước khi mầm gốc mọc rễ. Thời điểm trồng tốt nhất nên là những tháng cuối năm tháng 12 cho đến tận tháng 4 năm sau. Việc trồng khi đã có rễ thì hơi khó và dễ làm mầm bị chột và khó phát triển.
Nếu chọn giống mua về, bạn nên cắt tỉa sạch sẽ rễ và vặt bỏ lá vàng bị dập nát. Sau đó bạn tách từng cặp giả hành hoặc ba giả hành liền nhau làm một nhóm với nhau. Bạn tiến hành ngâm chìm phần giống trong dung dịch Physan với khoảng 1 lít nước. Ngâm trong khoảng 15 phút là được. Sau khi ngâm vào dung dịch bạn vớt ra và để ráo.
Kỹ thuật trồng
Kỹ thuật trồng lan Hoàng Phi Hạc khá đơn giản. Trồng Lan vào chậu hay vào ghép gỗ cũng phải đặt thẳng để ngọn cây hướng về phía ánh nắng. Giúp cây quang hợp tốt, giữ cho gốc thật chắc phòng khi va chạm vào gỗ rễ. Không bị lung lay khiến bị thui rễ. Thường thì trồng vào cục gỗ hoặc cây sống thì không giữ được độ ẩm tốt bằng trồng chậu. Thế nhưng loại này nên trồng vào cục gỗ hoặc cây vì loài này ưa thoáng gió nắng. Vậy cây sẽ phát triển tốt hơn.
* Cách chăm sóc cây lan Hoàng Phi Hạc
Ánh sáng và độ ẩm
Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh nắng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Hoàng Thảo Phi Hạc là loại hoa lan ưa ẩm và thoáng gió, loại này rất cần nhiều gió. Ánh sáng từ 20-50%, độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt. Bạn có thể tạo ra độ ẩm phù hợp bằng cách đặt những khay nước phía dưới dàn. Nếu vườn không ít gió hoặc hoàn toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn.
Vì điều kiện ánh sáng khoảng 60-70%, bạn có thể treo những giò lan dưới một lớp lưới Thái. Với những nơi thiếu ánh sáng thì lan dễ bị bệnh. Còn nếu quá nhiều nắng thì lá vàng sẽ không đẹp.
Bón phân cho cây
Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ. Có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và than. Giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn.
Chúng ta nên bón phân đều đặn vào đầu năm. Để tích lũy đủ lực để cây phát triển tốt và năm tới cho hoa đẹp. Những tháng mưa nhiều nên dừng bón. Vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt.
Phòng ngừa sâu bệnh
Để cây hấp thụ thuốc tốt nhất thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.
Trên đây là những kinh nghiệm được đúc rút rất nhiều năm của các chuyên gia trồng lan. Chúng tôi hy vọng, bạn đã nắm chắc trong tay bí quyết trồng. Chúc các bạn thành công!!
=>> Tham khảo nhiều hơn tại: CÁC LOẠI HOA LAN RỪNG ĐẸP ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT HIỆN NAY
4. HOÀNG THẢO KÈN
* Đặc điểm hình thái của Hoàng Thảo Kèn
Hoàng Thảo Kèn tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum. Hoàng Thảo Kèn là một trong những loại lan tuyệt đẹp và quý hiếm. Cần có biện pháp bảo vệ và lời khuyên với người mới chơi lan là không nên trồng loại này, hãy để chúng nở hoa ở trên rừng trong môi trường tự nhiên của nó.
Hoàng thảo kèn hiện cũng được liệt kê vào 1 loại lan rừng thuộc loại “khó thuần” nên khi trồng và chăm sóc, chúng ta cần chú ý hơn để không bị bỏ học phí cao vì đây cũng là một trong những loại lan thuộc hàng đắt tiền hơn nhiều loại lan rừng khác.
Do tác giả bài viết này là người miền Bắc (tỉnh Cao Bằng) nên xin đưa ra những kinh nghiệm của cách trồng này áp dụng đối với khí hậu miền bắc có mùa đông với thời tiết giá lạnh, còn bác nào ở miền nam thì có thể áp dụng phương pháp cắt nước giống như phi điệp.
* Cách trồng cây Hoàng Thảo Kèn
Hoàng thảo kèn – Dendrobium lituiflorum trồng tốt nhất khi cây đã đứng ngọn hoặc bắt đầu nẩy mầm non.
Khi các bạn đã có giống. Việc đầu tiên là để cây quen với môi trường mới từ 2-3 hôm (để nơi thoáng, mát, tránh ánh sáng mạnh, chỉ phun sương nhẹ). Sau đó các bạn cắt tỉa toàn bộ phần rễ hỏng. Chỉ để lại từ 2-3cm, để dễ dàng cho việc ghép, khi ghép các bạn có thể khoan lỗ và dùng đủa tre để định vị cây thay vì bạn đóng đinh (vì khi đóng đinh sau một thời gian sẽ bị rỉ sắt và sẽ gây đen đầu rể. Các bạn có thể ngâm phần gốc, hoặc toàn bộ cả cây vào nước vôi trong và được hòa loãng, hoặc ridomilgold. Việc làm này nhằm khử khuẩn và nấm bệnh từ 30 – 40 phút. Sau đó lấy cây ra để khô ráo ở nơi thoáng mát ít nhất từ 1- 2h. Tiếp theo các bank dùng B1+ Antonik (thuốc kích thích tăng trưởng thế hệ mới) hòa cùng nhau theo tỷ lệ hướng dẫn. Ngâm toàn bộ phần gốc hoặc toàn bộ cây cũng từ 30-45 phút. Sau đó các bạn lấy cây ra, để nơi khô thoáng. Đến khi nào cây ráo nước là có thể ghép lên giá thể
* Cách chăm sóc cây Hoàng Thảo Kèn
Giá thể
khi trồng cần lựa chọn giá thể sao cho phù hợp. Sự lựa chọn tốt nhất là thớt gỗ vú sữa, nhãn, đào đều được và tốt nhất thì dùng lũa là phù hợp. Trồng chậu ko phù hợp cho lắm vì mùa đông mưa nhiều và kéo dài, khí hậu nóng ẩm nên cây dễ bị thối gốc, rễ…) chỉ trồng chậu thoáng để tránh được ẩm và chế độ nước phải điều tiết được. Nếu trồng kèn thì chỉ làm 1 tầng, nếu làm giàn 2 tầng phải để kèn ở tầng trên.
Ánh sáng
Đa số kèn phát tán và phát triển tốt hơn ở vùng nóng.
Nhìn thân già kèn các bạn có thể hiểu, thân đều tím đậm đến cháy nắng.
Xem thêm: Giá Sữa Friso Mum 400G – Nơi Bán Sữa Bột Friso Mum Gold
Khi cây trưởng thành rất cần ánh sáng, và nước nhiều. Nếu thiếu anhs sáng cây sẽ còi, thân sẽ mảnh, nhỏ nhìn thiếu sự sống. Khi cây đã đứng ngọn nên cho ăn nắng từ 70-100% để cây khỏe. Kèn ko nên trồng dưới tán cây quá râm mát. Kèn thích môi trường thoáng gió và đảm bảo đủ ánh sáng. Tán cây sẽ làm cây thiếu nắng, dẫn đến cây yếu, bé, gầy và ko khỏe (cớm nắng), có thể cây sẽ kém phát triển hoặc chết do nấm bệnh, thối ngọn, gục thân……
Chế độ nước
Cần tránh ẩm ướt quá, ko nên tưới khi ánh sáng quá mạnh. Đợi khi mát như sáng sớm hoặc 5-6h chiều là ok. Thời kỳ phát triển cần rất nhiều nc để cây tích trữ chất dinh dưỡng cũng như kéo dài thân (nếu lượng nc ko đủ cây sẽ ngắn, teo tóp, gập thân và hoặc đứng ngọn sớm). Tùy vào thời tiết, độ ẩm, ngày có thể tưới nước từ 1-2 lần vào thời kỳ cây phát triển mạnh.
Hạn chế tưới nc vào những ngày mưa, độ ẩm trong không khí quá cao.
Có thể dùng thêm nước vo gạo hàng ngày để tưới cho cây (có nhiều b1 và vi chất tự nhiên)
Nếu có thể nên tránh nước mưa 100% là tốt nhất (vì trong nớc mưa hiện tại có quá nhiều chất hóa học do nhà máy công nghiệp thải ra, nên lượng axit nhiều có thể gây hại cho cây. Hoặc khi trời mưa xong các bạn có thể dùng nước máy để rửa lại toàn bộ vườn (tránh những ngày nhà máy nước khử clo nhé)
Chế độ phân bón
Phòng bệnh
Vào mùa hè, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Có thể dùng 1 số loại thuốc phòng bệnh định kỳ như Ridomil gold/ Antracol 70Wp, Aliette và các loại khác theo liều lượng và chỉ định của toa thuốc. Trị nấm bệnh thối nhũn thì dùng Stanner, Poner 40TB hoặc Physan 20SL theo liều lượng của toa thuốc.
5. LAN GIẢ HẠC
* Đặc điểm của lan giả hạc
Ở Việt Nam loại lan giả hạc này thường xuất hiện trong những cánh rừng trên các cành cây có cao độ khoảng 1000-1300 m tại một số tỉnh phía Nam và Bắc hiện nay như Vinh, Đà Lạt, Bảo Lộc, Đắc Lắc, vv.
Lan giả hạc có chiều dài thân lên đến 1,2m và buông thong xuống. Với những chiếc lá mọc đối cách nhau dài từ 8-12cm và có chiều rộng từ 4-7cm. Lan giả hạc nổi tiếng nhất là những chùm hoa dài to như những chú hạc chao nghiêng bay lượn trên bầu trời. Mỗi hoa có đường kính 10cm và thường mọc từ 1-3 chiếc ở các đốt đã rụng lá. Hoa thường có màu hồng và trắng cùng màu tím ở môi và lưỡi hoa. Mỗi khi hoa nở sẽ tỏa ra một hương thơm ngào ngạt và bay đi rất xa. Với những cây trưởng thành thì mỗi cây có thể cho ra đến 50-70 bông là chuyện bình thường. Lan Giả Hạc có đặc điẻm khá thú vị là khi hoa nở thì mùi hương lan tỏa khắp vườn, hoa nở 7-10 ngày mới tàn, khi hoa tàn vẫn còn mùi hương.
* Cách trồng và chăm sóc lan giả hạc
Thời điểm trồng
Lan giả hành thích hợp nhất khi được trồng vào mùa ngủ của giả hành. Đây là lúc giả hành tơ trụi hết lá cho tới khi sắp nảy mầm ở gốc.
Tuy nhiên lan giả hạc có thể trồng được bất cứ mùa nào trong năm và bạn có thể trồng được tuy nhiên mức độ sinh trưởng sẽ không thể bằng đúng mùa được.
Giá thể trồng lan giả hạc
Lan giả hạch có thể được thực hiện trồng trên nhiều loại giá thể khác nhau. Mỗi loại đều có được ưu và nhược điểm khác nhau.
– Lũa: Khi trồng trong gỗ lũa bạn sẽ có thể được những tác phẩm rất nghệ thuật. Cây phát triển tốt tuy nhiên chậm lớn và khó dài và mập.
– Chậu đất nung: Nếu như chất trồng chính là than thì sẽ khá kém. Tuy nhiên bạn nên phối trộn với những loại chất trồng như vỏ thông vụn sẽ tốt hơn lũa và cây sẽ mập mạp và phát triển dài hơn.
Nhưng nếu trong chậu bạn nhét dớn vụn hoặc dớn cù lần, dớn xốp tổ quạ xé vụn…. thì cây lan của bạn sẽ phát triển rất tuyệt vời.
Xử lý giống
Bước 1: Chia giống
Để cây phát triển tốt nhất bạn nên nhẹ nhàng tách riêng từng giả hành ra. Riêng giả hành 1 và 2 tuổi bạn nên để dính vào nhau, như vậy sẽ đảm bảo nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ nhất cho giả hành con sau này. Với những giả hành từ 3 năm tuổi trở nên tốt nhất là bạn chia nhỏ từng cọng ra để cho dễ trồng.
Sau khi tách riêng ra rồi, lúc này bạn mới bắt đầu tỉa rễ già và những phần gãy dập, nhớ để lại 2cm rễ để bắn ghim cố định giả hành vào giá thể.
Bước 2: Ngâm
Để ngâm lan giống giúp cây phát triển tốt hơn bạn nên pha 1 chậy chat Physan 20 nồng độ 1ml/ lít nước. Ngân toàn bộ số lan giống vào chauaj khoảng từ 5-10 phút. Sau đó bạn vớt ra và để ráo khoảng vài tiếng. Ngâm như vậy sẽ giúp lan được bổ sung nước và chất dinh dưỡng, đánh thức các mắt ngủ và tăng sức đề kháng.
Bước 3: Ghép, treo.
Để ghép lan được thành công bạn tiến hành găm phần rễ vào bảng dớn hoặc bảng gỗ thật chẵc chắn. Để cây ghép phát triển tốt bạn nên tách riêng phần giả hành tơ và giả hành già ra hai bên. Giả hành dài ghép chung với dài thành 1 giò để được sự phát triển đồng đều hơn.
Nếu như bạn trồng ở trong chậu thì bạn cần cố định chắc chắn phần giả hành vào với móc treo sao cho phần gốc giả hành được giữ cố định và không bị lung lay. Khi mầm lan cao lên bạn có thể lấy dây mềm đỡ cọng lan khỏi gập hoặc vặn ngắn bớt 1 sợi móc lại làm nghiêng cái chậu để giả hành thòng xuống.
Sau khi ghép xong bạn treo lên giàn và đặt ở những nơi có ánh nắng chiếu khoảng 60-70%. Với những xứ nóng thì gốc lan cách lưới ít nhất 1.5m
Bón phân cho cây lan giả hạc
Sauk hi lên giá thể bạn tiến hành phun một số chế phẩm như chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt) hoặc B1+Atonik
Sau khi phun chế phẩm tới khi thắt ngọn thì bạn ngừng lại. Các loại phân kích rễ khác như Terra Sorb 4 hoặc N3M. Sau khi sinh trưởng bạn tiến hành phun định kì khoảng từ 10 đến 20 ngày lần.
Phòng trừ sâu bệnh cho lan giả hạc
Lan giả hạc là loại lan khỏe mạnh tuy nhiên vẫn gặp một số loại sâu bệnh cắn phá như các loại rầy, rệp non và bọ trĩ. Chính vì thế cần phải chăm sóc thăm nom thường xuyên để phát hiện kịp thời mầm bệnh từ đó có cách điều trị cho kịp thời hơn.
6. LAN TAI TRÂU
* Đặc điểm hình thái của lan tai trâu
Cây lan tai trâu là loại cây thuộc nhóm đơn thân không giả hành. Cây có hệ lá dài từ 20-30cm và có chiều rộng từ 4-7cm. Lá non có màu xanh với những đường sọc trắng chấm tím. Trên thân của cây có nhiều rễ trên không mọc thẳng từ thân. Điểm đặc biệt và đẹp nhất chính là lúc cây ra hoa. Hoa của lan tai trâu mọc thành từng chùm lớn dài cong đến 30cm. Hoa nhỏ xòe xếp vào nhau có màu hồng nhạt với những chấm tím đẹp mắt. Một cây trung bình có thể cho ra tới 4 chùm hoa và sẽ thơm ngát cho đến 3 tuần sau đó.
Ngoài màu sắc đặc trưng là trắng hồng tím thì giờ đây loại lan tai trâu này còn được cho lai tạo để ra những màu khác như đỏ đậm, đỏ hung vv. Tùy thuộc vào nhiệt độ không khí trồng mà màu sắc có thể thay đổi đôi chút.
Do có màu sắc đẹp, cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt lại nở hoa đúng dịp tết nên được nhiều người chọn trồng trưng trong 3 ngày tết cạnh bàn thờ để tưởng nhớ người quá cố. Đây được coi là loại lan quốc hồn quốc túy của Việt Nam.
* Cách trồng và chăm sóc lan tai trâu
Lan tai trâu vốn là loại cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt. Cây có khả năng chịu hạn và nóng khá tốt. Nhiệt độ thích hợp nhất cho lan tai trâu từ 26-30 độ C. Lan tai trâu muốn nở to và đẹp thì chỉ cần chú ý đến một số đặc điểm cơ bản sau:
Cây ưa ánh sáng ở mức trung bình. Tốt nhất nên trồng ở dưới mái hiên hoặc dưới tán cây khác vì nếu để ra ngoài trời nắng trực tiếp có thể khiến lá cây bị cháy. Lan tai trâu nên trồng ở nơi thoáng gió và không khí trong lành. Nhiệt độ thích hợp cho cây vào khoảng 26-32 độ C. Nhiệt độ ngày đêm chênh lệch khoảng từ 10 độ C nếu chênh lệch quá lớn cây sẽ không thể ra hoa được. Cây trồng cần có độ ẩm không khí khoảng 70-80%. Ngoài mức này cây phát triển kém hoa nở không đẹp.
Chế độ chăm sóc cây lan tai trâu
Chế độ nước: Cây lan tai trâu có yêu cầu về nước ở mức trung bình. Vào mùa hè cần tưới tăng lượng nước 2-3 lần một ngày nếu như bạn trồng trên giá thể gỗ. Nếu như trồng lan tai trâu trong chậu với giá thể vỏ cây hoặc than thì một tuần chỉ cần tưới 2-3 lần là đủ. Cây lan có đặc điểm không chịu được rễ ngập úng trong nước mà phải để thoáng khí và khô thì cây mới phát triển tốt. Vào mùa đông ngưng tưới nước và phải giữ cho lá và rễ được khô ráo trước khi trời tối.
Chế độ bón phân cho cây: Cây lan tai trâu chỉ nên bón phân khi lá bắt đầu mọc hoặc rễ có ra những mầu xanh. Loại phân phù hợp là phân chuồng hoai mục, phân NPK bón định kì hàng tuần mỗi lần ¼ thìa cà phê hòa với 4 lít nước tưới cho cây. Vào mùa đông ngừng bón phân.
Chú ý: Lan tai trâu thường mọc ở những nơi thoáng gió nên không chịu được ở những nơi u tối và hẹp. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu nên hạn chế thay chậu. Hiện nay thú chơi của nhiều người là trồng lan trên một giá thể gỗ hoặc trồng trong để phơi rễ ra ngoài. Nhưng trồng cách này cần phải có ẩm độ thật cao và mùa hè phải tưới tối thiểu mỗi ngày một lần, nhất là vào những ngày nóng nực hay khô ráo.
Hoa lan tai trâu thường nở hoa vào dịp cuối mùa đông đầu mùa xuân khoảng tháng giêng âm lịch. Khi có những dấu hiệu hoa lan ra nụ bạn tiến hành phun nước hoặc tăng cường độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Để kích thích lan nở sớm hơn bạn tiến hành tăng nhiệt độ cho cây bằng cách mang vào trong nhà hoặc để dưới ánh đèn tuy nhiên cần để những nơi thoáng gió và có độ ẩm.
7. LAN HỒ ĐIỆP
* Đặc điểm hình thái của lan hồ điệp
Để có một không gian tươi mới, thoáng mát nhiều màu sắc hơn cho ngôi nhà bạn, nhiều người đã lựa chọn lan hồ điệp để chơi và trang trí cho khu vườn ngôi nhà mình. Lan hồ điệp được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài lan”, mang vẻ đẹp cao sang, tinh tế, quý phái và tao nhã. Cái đẹp của lan hồ điệp có thể thu hút bất cứ ai, từ những người trẻ thích rực rỡ nổi bật, những người chuộng sự đằm thắm, hay người tinh tế nhẹ nhàng.
Lan Hồ Điệp là một trong những loài hoa quý phái, lộng lẫy và sang trọng cho mọi không gian. Nếu biết cách chăm sóc thì lan Hồ Điệp sẽ nở rất lâu tàn, có thể kéo dài đợt hoa từ 3-4 tháng, thậm chí 6 tháng. Và sau khi hoa tàn, nếu được chăm sóc tốt thì lan Hồ Điệp sẽ khỏe mạnh và sớm ra đợt hoa mới.
*Cách trồng và chăm sóc cây lan hồ đẹp
Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm cho lan hồ điệp
Lan Hồ Điệp là loài cần ánh sáng để phát triển tốt. Những chậu lan khi mua về trưng bày trong nhà nên được để ở nơi có ánh sáng vừa phải như: vị trí ở gần cửa sổ, phòng khách có đèn chiếu sáng nhân tạo. Phải chú ý, tuyệt đối không được để chậu lan dưới ánh nắng trực tiếp, vì cây sẽ bị vàng lá, cháy thân lá và hoa nhanh tàn… Ánh sáng lý tưởng cho lan Hồ Điệp phát triển tốt chính là ánh mặt trời vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.
Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-29oC và nhiệt độ ban đêm là 13-18oC. Nhiệt độ tốt nhất cho hoa là ở 21-32oC. Trong suốt mùa thu, cần duy trì nhiệt độ dưới 16oC cho lan Hồ Điệp liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Việc làm này sẽ giúp lan tránh được hiện tượng rụng nụ khi có sự thay đổi bất thường về nhiệt độ.
Lan Hồ Điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn cần cung cấp nước cho cây và môi trường xung quanh xung quanh chậu trồng. Ngược lại, nếu ẩm độ cao hơn mức quy định cần chú ý tăng độ thông thoáng cho cây lan Hồ Điệp.
Nước tưới và phân bón cho lan hồ điệp
Việc tưới nước cho lan Hồ Điệp là việc làm quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Tùy vào từng mùa và điều kiện của môi trường mà cây có nhu cầu nước khác nhau, do đó lượng nước tưới cho cây phải phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng.
Xem thêm: Đại Diện Vietnam Silicon Valley Là Gì ? Có Gì Đặc Biệt Tại Đây?
Tóm lại, trên đây là những kiến thức về trồng phong lan cần những gì, cách trồng và chăm sóc cây lan rừng. Hy vọng những điều mà HAVICO chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn sở hữu được những chậu lan to đẹp và hoa bền lâu.