Rau ngót là được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Hiện nay, có rất nhiều vấn đề về liệu bà bầu có nên ăn rau ngót 3 tháng đầu không hay bầu 6 tháng ăn rau ngót được không thu hút được nhiều sự quan tâm. Theo nhiều nghiên cứu, bà bầu rau ngót cần được chế biến đúng cách nếu không có thể dẫn đến một số hậu quả không tốt cho mẹ và thai nhi.

Đang xem: ăn rau ngót khi mang thai có sao không

Rau ngót hay còn có tên gọi khác là rau bù ngót, bồ ngót là một loại thực vật phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới, loại rau này rất phổ biến tại Việt Nam và được làm thành những món ăn hàng ngày của người dân nơi đây. Rau ngót có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của người sử dụng như đạm, tinh bột, calci, sắt, Vitamin C, Vitamin B1, B6, Magie, sắt… Theo Đông y, rau ngót là vị thuốc thanh nhiệt, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lời tiểu, hoạt huyết và nhuận tràng nên được dùng để chữa trị trong rất nhiều bệnh lý. Trong 100g rau ngót có chứa khoảng 4.8g đạm là hợp chất có chứa nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, rau ngót có chứa calci nên góp phần vào quá trình điều hòa nồng độ calci máu và đặc biệt, làm giảm nguy cơ loãng xương đối với người già cũng như giúp điều trị những bệnh lý liên quan đến thiếu máu. Rau ngót có thể ngăn ngừa táo bón, trĩ vì trong thành phần có chứa nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng.

Đặc biệt, với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thì nên ăn nhiều rau ngót vì giúp điều hòa nồng độ Glucose máu. Bên cạnh đó, rau ngót còn giúp lọc sạch máu và tốt cho phụ nữ sau thời kỳ sinh đẻ, bởi chúng có tác dụng chống quá trình oxy hóa diễn ra bên trong cơ thể. Ngoài ra, rau ngót giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn chặn được những bệnh lý mạch máu, điều trị những tình trạng nhiễm trùng như những vết loét hay mụn nhọt.

Mặc dù có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe nhưng với những bà bầu, việc ăn rau ngót quá nhiều không được khuyến khích vì có thể gây ra một số nguy cơ như sau:

Ngăn cản hấp thu calci, phospho: Khi đưa rau ngót vào cơ thể, trải qua quá trình trao đổi chất sẽ sản sinh ra một loại chất hóa học trung gian là Glucocorticoid có thể gây can trở hấp thu calci và phospho.

Xem thêm: Trường Đại Học Sài Gòn Là Trường Công Hay Tư, Điểm Chuẩn Đại Học Sài Gòn 2020 Chính Xác

Sảy thai do nội tiết tố

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bà bầu không nên ăn nhiều rau ngót trong thai kỳ, đặc biệt là tuyệt đối không ăn rau ngót 3 tháng đầu thai kỳ. Những món ăn chế biến từ rau ngót, rau ngót còn sống chưa qua chế biến và sinh tố rau ngót là những món ăn không được khuyến khích trong 3 tháng đầu mang thai, còn với những tháng tiếp theo thì nên hạn chế loại rau này, có thể chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần để hạn chế những nguy cơ như trên.

Một số lưu ý người phụ nữ cần thực hiện khi ăn rau ngót trong thai kỳ đó là:

Chọn rau ngót sạch, không bị hư, không bị úng thối để đảm bảo vệ sinh cho người dùng và tránh được tình trạng ngộ độc xảy ra.

Nếu không sử dụng rau ngót, mẹ bầu vẫn có thể bổ sung dưỡng chất bằng cách ăn những loại thực phẩm như:

Cải thìa: Trong cải thìa có chứa nhiều sắt nên đóng góp rất nhiều vào việc cải thiện thiếu máu ở bà bầu, ngăn chặn nguy cơ mắc phải bệnh lý viêm khớp, bệnh tim mạch trong thời gian mang thai.

Xem thêm: Xa Em Kỷ Niệm – Lời Bài Hát (Nhạc Ngoại (Trung Hoa)

Mặc dù có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng rau ngót không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai, vì có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của bào thai. Đặc biệt, ăn rau ngót 3 tháng đầu rất nguy hiểm nên bà bầu cần hạn chế tối đa để bảo vệ cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

súp lơ xanh

Thực tế, 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *