Các bà mẹ luôn muốn sưu tầm các kiểu thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi để đa dạng bữa ăn cho con yêu nhà mình.

1. Trẻ ăn dặm khi 5 tháng tuổi

Theo khuyến cáo từ tổ chức y tế thế giới WHO và nhiều bác sĩ nhi khoa, trẻ đủ 6 tháng tuổi mới nên cho ăn dặm.Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã dần được hoàn thiện. Trẻ cũng cần làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, đặc biệt khi mẹ chuẩn bị quay trở lại làm việc sau khoảng thời gian dài nghỉ chế độ thai sản. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, học ăn thô cũng đánh dấu mốc phát triển quan trọng của trẻ.

Đang xem: ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng

Tuy nhiên, một số trường hợptrẻ có thể ăn dặm khi 5 tháng tuổi nhưng mẹ nên hỏi ý kiến của các bác sĩ nhi khoa trước khi cho con ăn dặm ở độ tuổi này.

*

5 tháng tuổi trở đi, bé có thể bắt đầu học ăn dặm được rồi các mẹ nhé! (Ảnh minh họa)

2. Dấu hiệu bé muốn ăn dặm

Mẹ hãy xem con mình có những dấu hiệu bé muốn ăn dặm dưới đây không nhé:

– Bé bắt đầu học ngồi và đang dần ngồi vững

– Bé thường nhai tóp tép trong miệng

– Thấy mọi người ăn uống, bé tỏ ra thích thú mắt nhìn không rời miệng người lớn nhai

– Bé đùn lưỡi liên tục

– Dù vừa bú mẹ nhưng bé vẫn đòi muốn bú tiếp. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đã tăng lên nhanh chóng

– Bé thường tỉnh giấc giữa đêm để đòi ăn

3. Liều lượng cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm

– Ăn dặm với bé 5 tháng tuổi chỉ là bữa ăn phụ. Bé chỉ cần ăn 1 bữa/ngày. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ đến 12 tháng tuổi.

– Bé đang tập làm quen với thức ăn thô, các loại mùi vị thức ăn vì vậy lượng ăn 1 bữa trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi thích hợp nhất là:

+ Bột ăn dặm: 80ml/bữa

+ Thịt lợn/bò: 25g /bữa

+ Rau/củ: 20g/bữa

Mẹ có thể tham khảo thêm lượng thức ăn dặm của bé theo từng tháng tuổi.

– Với món mới, mẹ cho bé ăn với lượng 1 thìa (5ml). Tăng dần theo nhu cầu và sự yêu thích của trẻ. Tối đa một lần ăn của trẻ, mẹ chỉ nên cho bé ăn 7-10 thìa.

– Bé 5 tháng tuổi ăn dặm mẹ chỉ nên cho con ăn thức ăn loãng, dần dần mới tăng độ đặc.

4. Các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Nếu bé nhà bạn đang chuẩn bị ăn dặm hãy tham khảo lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi dưới đây

– Tuần đầu tiên: Cháo trắng

Cách làm:

Nấu cháo ăn dặm cho bé trong nồi cơm điện khi nấu cơm cho cả nhà sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian chế biến hơn. (Ảnh minh họa)

+ Cho 1 thìa gạo nấu cùng 10 thìa nước. Vì dung tích nấu rất ít, mẹ có thể cho gạo vào bát ăn cơm, đặt vào nồi cơm điện của gia đình để nấu sẽ nhanh gọn và tiết kiệm hơn.

+ Khi cháo chín, đem rây nhuyễn cháo. Lấy phần hỗn hợp sệt khoảng 10-15 ml. Tuy nhiên tuần đầu ăn dặm của bé 5 tháng tuổi, mẹ chỉ cần cho bé ăn 1-2 thìa cháo rây (5-10 ml) để bé làm quen với thực phẩm mới.

– Tuần thứ hai: Cháo trắng và củ quả

+ Ngoài cháo trắng đã rây (15ml – 25ml), mẹ tiếp tục lần lượt giới thiệu với bé các loại củ quả như cà rốt, bí đỏ, khoai tây, cà chua, táo vào thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi từng ngày. Các loại củ quả này chỉ cần luộc chín rồi rây lấy khoảng 5 ml cho trẻ ăn.

+ Việc ăn riêng lẻ từng thực phẩm giúp mẹ đánh giá sở thích của trẻ, còn trẻ thì được cảm nhận mùi vị của từng loại đồ ăn.

– Tuần thứ ba: Cháo trắng trộn củ quả

Trong tháng đầu tiên ăn dặm, mẹ nên để bé thưởng thức hương vị của từng loại đồ ăn riêng biệt. (Ảnh minh họa)

Thứ 2: Cháo cà rốt

Nguyên liệu:

+ 20 g cà rốt

+ Cháo trắng đã rây mịn

Cách làm:

+ Cà rốt thái lát mỏng đem hấp chín nhừ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cho mẹ. Bỏ cà rốt vào cái rây, dùng thìa miết kỹ, lọc lấy phần cà rốt mịn.

+ Trộn đều hỗn hợp 15-20 ml cà rốt với khoảng 30 ml cháo trắng đã rây.

– Thứ 3: Cháo cà chua

Nguyên liệu:

+ Cháo trắng đã nấu chín

+ 1 quả cà chua loại vừa

Cách làm:

+ Cà chua rửa sạch, bỏ núm, luộc sơ. Bóc vỏ và bỏ hạt. Thái nhỏ cà chua cho vào bát con đem hấp chín nhừ. Sau khi cà chua chín, đem rây nhuyễn lấy khoảng 10 ml cà chua.

+ Cháo trắng nấu chín, lấy 1 thìa canh đem rây nhuyễn được 30 ml. Trộn đều 2 phần cháo và cà chua đã rây thành hỗn hợp sền sệt cho bé ăn. Cháo cà chua giàu vitamin A, C rất tốt cho thị lực và trí tuệ của trẻ.

Thứ 4: Cháo khoai tây

Nguyên liệu:

+ Cháo trắng

+ ½ củ khoai tây. Lưu ý, mẹ phải chọn khoai tây tươi, không mọc mầm, thâm đen.

Cách làm:

+ Khoai tây thái mỏng hấp chín đều. Dùng thìa dầm nhuyễn hoặc dùng máy xay xay nhuyễn.

+ Lấy 30-40 ml cháo trắng đã rây trộn đều với khoai tây.

Thứ 5: Cháo bí đỏ

Nguyên liệu:

+ Cháo trắng đã nấu chín

+ 20 g bí đỏ đã được bỏ ruột

Cách làm:

+ Bí đỏ hấp chín, đem rây nhuyễn được thành phẩm 10 ml.

+ Cháo trắng nấu chín, lấy 1 thìa canh đem rây nhuyễn được khoảng 30-40 ml. Trộn đều 2 phần cháo và bí đỏ đã rây thành hỗn hợp sền sệt cho bé ăn.

Xem thêm: Cách Kiểm Tra Số Tài Khoản Vietcombank Trên Điện Thoại Bằng Tin

Thứ 6: Cháo táo

Nguyên liệu:

+1/4 quả táo. Nên chọn táo hữu cơ loại ngọt tại các cửa hàng nhập khẩu để món ăn ngon hơn.

+ Cháo trắng

Cách làm:

Táo thái hạt lựu, cho vào máy xay xay nhuyễn. Có 2 lựa chọn. Thứ nhất, mẹ có thể lọc bỏ bã táo, chỉ lấy nước cốt chọn cùng cháo trắng đã rây mịn. Thứ hai, mẹ để cả bã và nước cốt trộn chung với cháo và cho bé ăn thử. Mẹ có thể thử cả 2 cách xem bé nhà mình thích kiểu nào hơn. Cháo táo có hương vị thơm ngon, mới mẻ giúp tăng khẩu vị cho bé yêu.

Thứ 7: Cháo khoai lang và táo

Nguyên liệu:

+20g khoai lang

+30g táo

Cách làm:

+ Khoai lang bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng đem hấp hoặc luộc chín.

+ Táo thái nhỏ xay nhuyễn lấy nước ép.

+ Trộn 2 thìa khoai lang và 5 thìa nước táo để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn cho bé ăn.

Chủ nhật: Cháo sữa bánh mỳ

Nguyên liệu:

+1 lát bánh mỳsandwich

+ 15-20 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm:

+ Bỏ hết phần viền của bánh mỳ, xé thật nhỏ phần ruột trắng. Đổ khoảng 15 ml nước sôi để nguội, đun chín nhừ bánh mỳ. Sau đó rây mịn bánh mỳ.

+ Hòa bánh mỳ với sữa mẹ hoặc sữa công thức thành hỗn hợp lỏng cho bé ăn. Món cháo bánh mỳ với nguyên liệu mới sẽ giúp mẹ thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi trong ngày cuối tuần thêm thú vị.

– Tuần thứ 4: Ở tuần thứ 4, các mẹ có thể áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng rưỡi với nguyên liệu thịt cá để bé làm quen với hương vị đạm động vật.

-Thứ 2: Cháo thịt lợn rau ngót

Nguyên liệu:

+ 30 ml cháo trắng

+ 30 g rau ngót

+ 15g thịt lợn

Cách làm:

+ Rau ngót rửa sạch, vẩy ráo nước. Thái nhỏ hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

+ Thịt lợn rửa sạch, thái mỏng rồi băm nhuyễn. Mẹ nên dùng máy xay để xay thịt để thịt được nhuyễn đều. Đun chín thịt.

+ Cho cháo vào nồi, tiếp đó là thịt lợn, rồi mới đến rau ngót. Quấy đều tay hỗn hợp cháo, đảm bảo các nguyên liệu đều đã chín. Nếu mẹ cảm thấy cháo quá đặc, có thể cho thêm chút nước vì thời gian này bé chỉ nên ăn cháo lỏng.

+ Khi cháo đã chín, cho 1 vài giọt dầu ăn trẻ em vào cháo rồi đổ cháo ra bát, để cháo bớt nóng rồi cho bé ăn dần.

-Thứ 3: Cháo trứng gà

Nguyên liệu:

+ 1 quả trứng gà. Chỉ lấy 2/3 lòng đỏ trứng.

+ Cháo trắng

Cách làm:

+ Cho cháo vào nồi, đun cháo nóng rồi mới bỏ phần lòng đỏ trứng vào quấy đều. Nấu chín cháo, rồi cho 1 vài giọt dầu ăn vào cháo.

+ Cháo trứng rất dễ hỏng nếu để lâu, mẹ nên để nguội và cho bé ăn ngay sau khi nấu.

Thứ 4: Cháo thịt bò

Nguyên liệu:

+15g thịt bò

+ 40 ml cháo trắng

Cách làm:

+ Thịt bò rửa sạch, thái vụn đem xay nhuyễn. Bỏ thịt vào nồi, cho chút nước để không bén nồi rồi đun chín thịt.

+ Bỏ phần thịt bò đã làm chín cho vào cháo trắng. Bắc lên bếp đun nóng hỗn hợp cháo và thịt bò, cho 1 thìa dầu ăn vào cháo trước khi tắt bếp.

Xem thêm: 10 Cách Nói Xinh Đẹp Tiếng Anh Là Gì : Định Nghĩa, Ví Dụ, Nghĩa Của Từ : Beautiful

Thứ 5: Cháo thịt lợn – cà rốt

Thứ 6: Cháo thịt bò – cải bó xôi

Thứ 7: Cháo thịt bò – bí đỏ

Chủ nhật: Cháo chim câu

Ở tuần thứ 4, mẹ vẫn cần áp dụng lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi một cách khoa học, kết hợp cho bé ăn các loại rau củ, thịt động vật và cháo với lượng 40-50 ml/ngày. Trong 1 tháng ăn dặm vừa qua mẹ đã có những đánh giá về tình hình ăn dặm của con mình và đưa ra những thay đổi trong việc thiết kế thực đơn của bé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *