Bệnh hội chứng ruột kích thích thường dai dẳng và khiến người bệnh mệt mỏi khó chịu. Vậy bệnh hội chứng ruột kích thích có thể chữa khỏi được không? Cần điều trị như thế nào để ngăn ngừa triệu chứng quay trở lại? Băn khoăn của bạn được giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Đang xem: Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không

*

Mục lục

1. Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích4. Lời khuyên bác sĩ cho người bệnh hội chứng ruột kích thích

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng của ruột, rối loạn thường gặp và có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Có thể hiểu như sau: các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là Hội chứng ruột kích thích.

Rối loạn chức năng có nghĩa là có vấn đề với chức năng của một phần cơ thể, và không có tổn thương nào ở cấu trúc. Như vậy, trong Hội chứng ruột kích thích, chức năng của ruột bị rối loạn, nhưng cả đường tiêu hóa có cấu trúc bình thường.

Đọc đầy đủ: Hội chứng ruột kích thích là gì

Các nhóm chính của họi chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm chính là:

IBS-D Nhóm hay bị tiêu chảyIBS-C Nhóm hay bị táo bónIBS-M Nhóm vừa hay tiêu chảy hay vừa táo bónIBS-U Không tiêu chảy hay không táo bón.

Lý do dẫn đến hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến lỡ nhỡ việc đi học hay đi làm. Người bị hội chứng ruột kích thích thường gặp các rối loạn như lo âu, trầm cảm nặng, và hội chứng mệt mỏi. Nguyên nhân gây ra bệnh hội chứng ruột kích thích có thể kể đến những nhóm nguyên nhân chính như sau:

Sự nhạy cảm bất thường của ống tiêu hóaRối loạn nhu động ruộtSự nhạy cảm bất thường của hệ thống thần kinh ruộtNgoài ra những đối tượng hay lo nghĩ, thường bị stress, trầm cảm, mệt mỏi… đều dễ mắc bệnh hơnTỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 4 lần nam và thường gặp ở lứa tuổi thanh niên.

Triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý mạn tính, triệu chứng thường sẽ lặp đi lặp lại và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như stress, chế độ ăn uống và những yếu tố môi trường. Bệnh không gây ra những tổn thương trên niêm mạc đại tràng, không có nguy cơ dẫn tới ung thư nhưng hội chứng ruột kích thích dễ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người bệnh vì bệnh thường có những biểu hiện như:

Các triệu chứng về tiêu hoá

Đau và khó chịu ở bụng, thường thấy nhất là ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc theo khung đại tràng. Độ dài của mỗi cơn đau là khác nhau. Đau bụng thường giảm đi sau khi đại tiện.Đầy hơi, trướng bụng. Sau khi ngủ dậy thì không bị hoặc chỉ trướng bụng nhẹ, sau đó tăng dần.Thay đổi tính chất phân:Người bệnh có thể biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc táo bón hoặc tiêu chảy xen lẫn với từng đợt táo bón.Đôi khi phân trở nên nhỏ, đôi khi lại kèm nước, cũng có khi có chất nhầy.Bệnh nhân có thể đau quặn bụng bắt buộc phải đi ngoài ngay, thường xuất hiện vào buổi sáng.Người bệnh có cảm giác chưa thoải mái hoặc chưa đi hết phân sau khi đại tiện.

Các biểu hiện ở ngoài cơ quan tiêu hoá

Đau nhức đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, trầm cảm mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt ở nữ, liệt dương ở nam, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm, hồi hộp, đau ngực, nóng bừng mặt, chóng mặt.Hội chứng ruột kích thích không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, luôn luôn lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không

Bệnh hội chứng ruột kích thích là bệnh lành tính, không gây tử vong nhưng lại điều trị khó dứt điểm vì tới nay chưa có thuốc để điều trị triệt để, Việc điều trị chủ yếu là để giảm triệu chứng, người bệnh chỉ có thể tìm kiếm phương pháp sống hòa bình với bệnh. Ngay cả các phương pháp điều trị Đông y và Tây y chưa có phương pháp nào để điều trị khỏi bệnh hội chứng ruột kích thích. Dùng thuốc gì điều trị thì bệnh vẫn cứ bị tái phát lại. Chính vì chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh nên việc điều trị khỏi là không thể, chỉ có thể điều trị triệu chứng là chính.

Điều trị Hội chứng ruột kích thích chủ yếu tập trung vào các triệu chứng nổi trội ở từng bệnh nhân. Việc điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống.

Tùy theo triệu chứng nổi trội là gì mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các nhóm thuốc khác nhau, ví dụ như: thuốc chống co thắt, thuốc chống táo bón, thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống đầy hơi hay thuốc an thần kinh…

Đau bụng nhiều thì dùng các thuốc giảm co thắt;Tiêu chảy nhiều thì dùng Loperamide, Diarsed, Lomotil…Thuốc chống táo bónThuốc chống đầy hơiMột số thuốc an thần, chống trầm cảm cũng có thể được chỉ định.

Xem thêm: Tốc Độ Tăng Trưởng Là Gì ? Tốc Độ Tăng Trưởng Gdp Là Gì

Lời khuyên bác sĩ cho người bệnh hội chứng ruột kích thích

*

Thực đơn

Chính vì bệnh hội chứng ruột kích thích chưa có thuốc điều trị, người bệnh sống chung với bệnh, nên có phương pháp giúp cải thiện, hạn chế triệu chứng của bệnh đó là bằng cách thay đỏi thực đơn hằng ngày.

Nên ăn:

Bệnh nhân có thể nhận biết các loại thức ăn nào thường gây tiêu chảy và đau bụng (ví dụ như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, sữa tươi…) và tự hạn chế bớt các loại thức ăn đó.Tăng cường món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt là những loại giàu kali như chuối, đu đủ…Không nên kiêng cữ quá mức vì có thể dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng.Khi bị tiêu chảy: tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Có những người chỉ xảy ra tiêu chảy sau ăn vào một giờ nhất định, do vậy, nên tránh ăn vào giờ đó.Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ. Đối với trường hợp táo bón thường xuyên, cần uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi. Tránh các thức ăn khô, nhiều gia vị.Người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh hoặc lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp với bản thân và dễ thực hiện nhất.Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ.

Không nên ăn:

Không nên ăn quá no vào buổi tốiKhông ăn thực phẩm tươi sống (rau sống, nem chạo, tiết canh, gỏi cá…)Không ăn dưa cà muối, gia vị chua, cayTránh thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốtKhông nên dùng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê…Hạn chế các sản phẩm từ sữa do trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêuTránh làm việc quá sức, căng thẳng, lo âu, mất ngủ làm bệnh trầm trọng thêm.

=> Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì?

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt để phòng ngừa và góp phần giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh:

Không thức quá khuya, ăn ngủ có giờ, đúng bữa, không để quá đói hoặc quá no.Tránh những suy nghĩ căng thẳng, tiêu cựcKhông làm việc quá sức, có thời gian nghỉ ngơi hợp lýThể dục thể thao thường xuyên, tập những môn thể thao hợp lý phù hợp với sức khỏe: đi bộ, đạp xe, bơi lội….

Bạn có thể tham khảo sử dụng bài thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích bằng Đông Y để điều trị và giúp giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh hội chứng ruột kích thích.

Chế độ tập luyện

Vận động

Thể dục thể thao đều đặn, đúng cách, đúng khoa học giúp tăng cường hệ tiêu hóa, lưu thông khí huyết, kích thích nhu động ruột và giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, phương pháp tập luyện thể dục thể thao được các bác sĩ khuyến khích trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh hội chứng ruột kích thích. Một số môn thể thao phù hợp cho người mắc hội chứng ruột kích thích như:

Đi bộYogaBơi lộiĐạp xe

Những môn này nên tập luyện phù hợp với sức khỏe cũng như tình trạng bệnh của từng người.

Masage

Mát-xa bụng là phương pháp đơn giản nhưng có tác dụng tốt trong việc giảm cơn đau do bệnh hội chứng ruột kích thích gây ra. Thực hiện đúng kỹ thuật giúp điều hòa nhu động ruột, từ đó cải thiện triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, táo bón hiệu quả.

*

Cách thực hiện:

Dùng 3 đầu ngón tay ấn và xoa đều quanh rốn rồi lan dần ra xung quanh theo chiều kim đồng hồ.Thực hiện nhẹ nhàng khoảng 2 – 3 phút sẽ thấy cơn co thắt giảm đáng kể.

Hoặc

Sáng khi ngủ dậy, người bệnh nằm ngửa trên giường,Chống 2 chânDùng tay trái hoặc tay phải xoa quanh ổ bụng rồi dọc theo khung đại tràng.Thực hiện liên tục khoảng 200 vòng. Cách này giúp cho việc đào thải khí thừa ra ngoài hiệu quả hơn.

Xem thêm: Bệnh Nhược Thị Ở Người Lớn Có Chữa Được Không ? Nhược Thị: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

Sử dụng Tràng Phục Linh Plus

Cùng với đó việc sử dụng các loại thực phẩm giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy, táo bón và tăng cường miễn dịch như Tràng Phục Linh Plus sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn. Tràng Phục Linh Plus là sự kết hợp giữa: 4 thành phần thảo dược tự nhiên, 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh.

*

Tràng Phục Linh Plus đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh, không gây tác dụng phụ:

Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràngGiảm đau bụng quặn thắtKhắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *