MỤC LỤC VĂN BẢN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- |
Số: 55/2011/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2011 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
Theo đề nghị của Vụ trưởng VụGiáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo quyết định:
Điều 1.
Đang xem: Thông tư 55 ban đại diện cha mẹ học sinh
Ban hành kèm theo Thông tư này Điều lệ Ban đại diện cha mẹhọc sinh.
Điều 2.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 01năm 2012. Thông tư này thay thế Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 3năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện chamẹ học sinh.
Điều 3.Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầmnon, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu hoc, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởngVụ Kế hoạch – Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: – Văn phòng Quốc hội (để báo cáo); – Văn phòng Chính phủ (để báo cáo); – Uỷ ban VHGD TNTNNĐ của QH (để báo cáo); – Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo); – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (để báo cáo) – Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Các UBND tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện) – Như Điều 3; – Công báo; – Website Chính phủ; – Website Bộ GD&ĐT; – Lưu VT, PC, Vụ GDTrH. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển |
ĐIỀU LỆ
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạmvi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Điều lệ này quy định về Ban đạidiện cha mẹ học sinh bao gồm: tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ họcsinh; trách nhiệm quản lý Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Điều lệ này áp dụng đối vớiBan đại diện cha mẹ học sinh của các trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểuhọc, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông cónhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường).
Điều 2.Nguyên tắc tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinhđược tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (sau đâygọi chung là cha mẹ học sinh) đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phốihợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
2. Không tổ chức Ban đại diệncha mẹ học sinh theo hình thức liên trường và ở các cấp hành chính.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦABAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
Điều 3. Tổchức của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinhlớp.
a) Mỗi lớp có một Ban đại diệncha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phótrưởng ban.
b) Các thành viên Ban đại diệncha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợpvới giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhà trường và đại diện cho cha mẹhọc sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh.
2. Ban đại diện cha mẹ học sinhtrường.
a) Mỗi trường có một Ban đại diệncha mẹ học sinh gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực(nếu cần thiết).
b) Thành viên tham gia Ban đạidiện cha mẹ học sinh trường là trưởng ban hoặc phó trưởng ban Ban đại diện chamẹ học sinh lớp.
c) Số lượng các phó trưởng banvà các thành viên thường trực (nếu có) của Ban đại diện cha mẹ học sinh trườngdo cuộc họp các trưởng ban và phó trưởng ban của các Ban đại diện cha mẹ họcsinh lớp quyết định.
3. Nhiệm kỳ của Ban đại diện chamẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là một năm học; các Ban đạidiện cha mẹ học sinh hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau, riêng Ban đạidiện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.
4. Các thành viên Ban đại diệncha mẹ học sinh có thể thay đổi, bổ sung khi cần thiết theo đề nghị của trưởngban. Việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp do toànthể cha mẹ học sinh lớp quyết định; việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đạidiện cha mẹ học sinh trường do toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyếtđịnh.
5. Ban đại diện cha mẹ học sinhhoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Các nội dung thảo luận, thống nhất trongBan đại diện cha mẹ học sinh được ghi trong biên bản cuộc họp.
Điều 4. Nhiệmvụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
1. Nhiệm vụ của Ban đại diện chamẹ học sinh lớp:
a) Phối hợp với giáo viên chủnhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
b) Phối hợp với giáo viên chủnhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;
c) Tham gia giáo dục đạo đức chohọc sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vậnđộng học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, họcsinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
2. Quyền của Ban đại diện cha mẹhọc sinh lớp:
a) Quyết định triệu tập các cuộchọp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầunăm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viênchủ nhiệm lớp;
b) Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ họcsinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể vớigiáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáodục đạo đức, chất lượng dạy học;
c) Phối hợp tổ chức các hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ,thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhấtvới giáo viên chủ nhiệm lớp.
Điều 5. Nhiệmvụ, quyền của trưởng ban và các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
1. Nhiệm vụ và quyền của trưởngban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
a) Nhiệm vụ của trưởng ban Ban đạidiện cha mẹ học sinh lớp:
– Phối hợp với giáo viên chủ nhiệmlớp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt độnggiáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học;
– Chuẩn bị các cuộc họp của Banđại diện cha mẹ học sinh và cuộc họp cha mẹ học sinh, tổ chức việc thu thậpnguyện vọng và kiến nghị của cha mẹ học sinh.
b) Quyền của trưởng ban Ban đạidiện cha mẹ học sinh lớp:
– Phân công nhiệm vụ cụ thể chophó trưởng ban và các thành viên, chủ trì các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹhọc sinh, thay mặt Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với giáo viên chủ nhiệmlớp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
– Trao đổi với giáo viên chủ nhiệmlớp về hoạt động của cha mẹ học sinh, phản ánh ý kiến của cha mẹ học sinh về chấtlượng giáo dục và chất lượng dạy học;
– Cùng với giáo viên chủ nhiệm lớpxem xét, đề nghị tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật đối với học sinh củalớp.
2. Nhiệm vụ và quyền của phó trưởngban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
Phó trưởng ban Ban đại diện chamẹ học sinh lớp là người giúp việc trưởng ban, thay mặt trưởng ban phụ trách mộtsố công việc được phân công.
3. Nhiệm vụ và quyền của thànhviên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
Các thành viên Ban đại diện chamẹ học sinh lớp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ họcsinh lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh trường phân công.
Điều 6. Nhiệmvụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường
1. Nhiệm vụ của Ban đại diện chamẹ học sinh trường:
a) Phối hợp với Hiệu trưởng tổchức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thốngnhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
b) Phối hợp với Hiệu trưởng hướngdẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối vớicha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;
c) Phối hợp với Hiệu trưởng tổchức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địaphương;
d) Phối hợp với Hiệu trưởng giáodục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ họcsinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnhkhó khăn khác; vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học;
đ) Hướng dẫn về công tác tổ chứcvà hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
2. Quyền của Ban đại diện cha mẹhọc sinh trường:
a) Quyết định triệu tập các cuộchọp theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đạidiện cha mẹ học sinh trường) sau khi đã thống nhất với Hiệu trưởng;
b) Căn cứ ý kiến của các Ban đạidiện cha mẹ học sinh lớp để kiến nghị với Hiệu trưởng về những biện pháp cầnthiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và về quản lý, giáo dục họcsinh;
c) Quyết định chi tiêu phục vụcác hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyệntheo quy định tại Điều 10 Điều lệ này.
Điều 7. Nhiệmvụ, quyền của trưởng ban, phó trưởng ban và các thành viên Ban đại diện cha mẹhọc sinh trường
1. Nhiệm vụ và quyền của trưởngban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
a) Nhiệm vụ của trưởng ban Ban đạidiện cha mẹ học sinh trường:
– Lập kế hoạch và tổ chức thựchiện các hoạt động của cha mẹ học sinh, của Ban đại diện cha mẹ học sinh theoquy định tại Điều 9 của Điều lệ này;
– Dự kiến phân công nhiệm vụ chocác phó trưởng ban, các thành viên thường trực để thông qua tại cuộc họp toànBan đại diện cha mẹ học sinh trường;
– Chuẩn bị nội dung các cuộc họpcủa Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
– Tập hợp ý kiến của các Ban đạidiện cha mẹ học sinh lớp, của cha mẹ học sinh để thống nhất với Hiệu trưởng cácbiện pháp giải quyết.
Xem thêm: Lời Bài Hát Có Tất Cả Nhưng Thiếu Em, Lời Bài Hát Có Tất Cả Nhưng Thiếu Anh
b) Quyền của trưởng ban Ban đạidiện cha mẹ học sinh trường:
– Chủ trì các cuộc họp của Ban đạidiện cha mẹ học sinh trường (trừ cuộc họp cử trưởng ban Ban đại diện cha mẹ họcsinh trường);
– Phối hợp với nhà trường tổ chứccác hoạt động giáo dục học sinh;
– Tổ chức vận động học sinh bỏ họctiếp tục đi học;
– Định kỳ làm việc với Hiệu trưởngvề hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
– Giải quyết kiến nghị của cha mẹhọc sinh về hoạt động giáo dục của nhà trường;
2. Nhiệm vụ, quyền của các phótrưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Các phó trưởng ban Ban đại diệncha mẹ học sinh trường có nhiệm vụ giúp việc trưởng ban, thay mặt trưởng ban phụtrách một số công việc được phân công; chủ trì cuộc họp của Ban đại diện cha mẹhọc sinh trường nếu được trưởng ban uỷ quyền.
3. Nhiệm vụ của các thành viênBan đại diện cha mẹ học sinh trường.
Các thành viên Ban đại diện chamẹ học sinh trường có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Ban đại diện cha mẹ họcsinh trường phân công.
Điều 8.Trách nhiệm và quyền của cha mẹ học sinh
1. Trách nhiệm của cha mẹ họcsinh:
a) Phối hợp với nhà trường trongviệc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện chamẹ học sinh đề ra.
b) Phối hợp với giáo viên chủnhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để chăm sóc, quản lý, động viên học sinhtích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định của Điều lệ vànội quy nhà trường.
c) Chịu trách nhiệm đối với saiphạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật và thực hiện cáckhuyến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc phối hợp với nhàtrường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh.
2. Quyền của cha mẹ học sinh
a) Cha mẹ học sinh có các quyềnquy định tại Điều 95 của Luật Giáo dục, có quyền kiến nghị vớinhà trường tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện;
b) Ứng cử, đề cử vào Ban đại diệncha mẹ học sinh lớp;
c) Từ chối ủng hộ khi được Ban đạidiện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề xuất các khoảnủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện.
d) Thực hiện hoặc không thực hiệnnhững nội dung chưa được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ họcsinh hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Điều 9. Hoạtđộng của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể chamẹ học sinh:
a) Đầu năm học, giáo viên chủnhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đạidiện học sinh lớp với số thành viên quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Điều lệnày. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầunăm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thườngkhi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
b) Việc tổ chức hay không tổ chứccuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trườngquyết định.
2. Các cuộc họp của Ban đại diệncha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học giáo viên chủ nhiệmlớp triệu tập cuộc họp đầu tiên của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để Ban đạidiện cha mẹ học sinh lớp cử trưởng ban, phó trưởng ban. Sau khi được cử, trưởngban điều hành cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để thông qua chương trình hoạtđộng cả năm học.
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớptổ chức các cuộc họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và có thểhọp bất thường khi có ít nhất 50% số cha mẹ học sinh đề nghị hoặc do trưởng banBan đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định;
b) Đầu năm học, Hiệu trưởng họpvới trưởng ban và phó trưởng ban của tất cả các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớpđể cử ra Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong số những người thuộc thànhphần được triệu tập họp, có thể cử cả người vắng mặt nếu đã được người đó đồngý tham gia. Sau đó, Hiệu trưởng chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ban đại diện chamẹ học sinh trường để Ban đại diện cha mẹ học sinh trường cử trưởng ban, cácphó trưởng ban, nếu cần có thể cử các thành viên thường trực. Sau khi được cử,trưởng ban điều hành cuộc họp tất cả các trưởng ban, phó trưởng ban Ban đại diệncha mẹ học sinh lớp để thông qua chương trình hoạt động cả năm học;
Ban đại diện cha mẹ học sinh trườnghọp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và họp bất thường khi cóít nhất 50% số thành viên hoặc trưởng ban đề nghị.
3. Ban đại diện cha mẹ học sinhtổ chức các hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền của Ban đại diện chamẹ học sinh và các nội dung, kế hoạch hoạt động đã được thảo luận, thống nhấttrong các cuộc họp cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Điều 10.Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Kinh phí hoạt động của Ban đạidiện cha mẹ học sinh:
a) Kinh phí hoạt động của Ban đạidiện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh vànguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
b) Kinh phí hoạt động của Ban đạidiện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diệncha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đạidiện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đạidiện học sinh trường.
2. Quản lý và sử dụng kinh phí củaBan đại điện cha mẹ học sinh:
a) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹhọc sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chitiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể cácthành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;
b) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹhọc sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinhphí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện chamẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
3. Việc thu, chi kinh phí củaBan đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; saukhi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toànthể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinhtrường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
4. Ban đại diện cha mẹ học sinhkhông được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
a) Các khoản ủng hộ không theonguyên tắc tự nguyện.
b) Các khoản ủng hộ không phục vụtrực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chấtcủa nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giaothông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quảnlý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạyhọc cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa,nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ TỔCHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấphuyện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) chịu tráchnhiệm quản lý việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh trên địa bàntỉnh; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục và cácngành liên quan quản lý việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) chịutrách nhiệm quản lý việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh trên địabàn huyện theo quy định tại văn bản này và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra việc thực hiện Điềulệ Ban đại diện cha mẹ học sinh trên địa bàn huyện để xử lý hoặc kiến nghị vớicơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm.
Điều 12.Trách nhiệm của sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Chỉ đạo các trường của địaphương thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Động viên, khen thưởng cácBan đại diện cha mẹ học sinh có đóng góp tích cực vào công tác chăm lo giáo dục,động viên học sinh học tập, rèn luyện.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợpvới Uỷ ban nhân dân cấp huyện kiểm tra hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ họcsinh, kịp thời chấn chỉnh vi phạm trong việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện chamẹ học sinh.
Điều 13.Trách nhiệm của Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp
1. Hỗ trợ các hoạt động của chamẹ học sinh thực hiện theo nội dung đã được thống nhất trong cuộc họp Ban đạidiện cha mẹ học sinh đầu năm học.
2. Tham gia các cuộc họp định kỳvới Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, chủđộng phối hợp với Ban đại diện và cha mẹ học sinh về công tác quản lý của nhàtrường, biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động họcsinh bỏ học trở lại lớp, giải quyết kiến nghị của cha mẹ học sinh; góp ý kiến đốivới hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh.
3. Nhà trường cử đại diện lãnh đạolàm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trườngtrong việc tổ chức hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt độngcủa cha mẹ học sinh.
Chương IV
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VIPHẠM
Điều 14.Khen thưởng
1. Kết quả hoạt động của Ban đạidiện cha mẹ học sinh là một trong những tiêu chuẩn xét thi đua khen thưởng đốivới các cơ sở giáo dục.
2. Ban đại diện cha mẹ học sinhhoạt động tốt, góp phần tích cực vào công tác giáo dục học sinh, tuỳ theo thànhtích được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Xem thêm: Những Biểu Hiện Của Cự Giải Khi Thích Ai Đó, 13 Sự Thật Tàn Bạo Khi Yêu Một Cự Giải
Điều 15. Xửlý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi cố ýcản trở việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, vi phạm các quy địnhcủa Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và các quy định khác của pháp luật cóliên quan đến hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì tuỳ theo mức độ viphạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.