Đang xem: Vẻ đẹp của thúy kiều qua đoạn trích trao duyên
Với dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên dưới đây, các em hãy vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài làm văn của mình nhé.******
Hướng dẫn lập dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
Hệ thống luận điểm
Luận điểm 1: Thúy Kiều là người con gái thông minh, sắc sảo, khéo léoLuận điểm 2: Thúy Kiều là người con gái hiếu thảo, giàu ân tình, thủy chungLuận điểm 3: Thúy Kiều là người con gái giàu đức hi sinh và lòng vị tha
Dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
I. Mở bài – Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên- Khái quát vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích: Kiều không phải người con gái bình thường, tầm thường là một người con gái thông minh, khéo léo, trọng tình trọng nghĩa, giàu đức hi sinh. Qua đó thể hiện sự ngợi ca, trân trọng của tác giảII. Thân bài 1. Thúy Kiều – người con gái thông minh, sắc sảo, khéo léo.a. Lời nhờ vả của Kiều.– Lời nói:+ “Cậy” gần nghĩa với “nhờ, mong” nhưng nó bao hàm ý nghĩa nhờ giúp đỡ và cả sự trông mong, hi vọng, tin tưởng+ “Chịu lời”: Chấp nhận một cách ép buộc, biết mình là người chịu thiệt.
=> Thúy Kiều không chỉ nài xin, buộc Vân phải chấp nhận lời nhờ vả của mình mà còn thấu hiểu những thiệt thòi mà em phải chịu. – Hành động: Lạy, thưa – hành động của người dưới với người bề trên nhưng ở đây Kiều lại làm ngược lại lạy em rồi thưa chuyện cùng em.=> Hành động không chỉ thiết tha, khẩn khoản giao phó trách nhiệm mà còn dự báo những điều hệ trọng Kiều sắp nói ra.⇒ Cách sử dụng từ ngữ và hành động của Kiều cho thấy nàng là một người thông minh, tinh tế, khéo léo. Đó như một màn dạo đầu đầy thuyết phục mà Vân không thể xem nhẹ.
Xem thêm: 7 Tập Tin Và Thư Mục Windows Có Thể Xóa Để Giải Phóng Dung Lượng
Dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyênb. Lời thuyết phục của Kiều:– Kiều kể về mối tình với chàng Kim:“ Giữa đường đắt gánh tương tư”, “Mối tơ thừa”, hành động: “ Quạt ước, chén thề”=> Gợi về mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của mình với chàng Kim, Kiều muôn gợi lên trong lòng Vân sự đồng cảm, xót thương.- Kiều gợi lại về hoàn cảnh gia đình khi đang gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”, Kiều buộc phải chọn một trong hai con đường là “hiếu” và “tình”, Kiều đành chọn hi sinh tình.
=> Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.- Kiều nhắc đến tuổi trẻ của Vân: “Ngày xuân em hãy còn dài”=> Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước có thể thay chị gá nghĩa- Kiều gợi đến tình thân máu mủ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”=> Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.- Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều=> Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình đạt lí cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, khôn ngoan, khéo léo. Trước những lí lẽ ấy Vân không thể từ chối2. Thúy Kiều – người con gái hiếu thảo, giàu ân tình, thủy chung.a. Kiều là người con hiếu thảo– Hình ảnh “Sóng gió bất kì”: Gợi về cơn gia biến trong gia đình Kiều- Thành ngữ “hai bề vẹn hai”: Sự ngang trái, khó xử trong lòng Kiều=> Dù tình nghĩa với Kim Trọng còn đang mặn nồng, nhưng trước cơn gia biến của gia đình, Kiều đã chọn chữ hiếu.
Xem thêm: Vì Sao Bị Đau Hạ Vị Là Gì – Vì Sao Bị Đau Bụng Vùng Hạ Vị
Bài văn mẫu phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
Kiều là một cô gái xinh đẹp mặn mà sắc sảo thế nhưng chính cái xã hội đen tối phong kiến kia đã làm cho Kiều có cuộc đời gian truân sóng gió. Có thể nói nhà thơ Nguyễn Du thông cảm sâu sắc với số phận ấy lắm thì mới có thể kể chi tiết về cuộc đời của người con gái xinh đẹp tài năng ấy được. Trước khi Kiều trở thành món hàng của phường buôn thịt bán người. Kiều đã nhớ đến người yêu của mình là Kim Trọng và nhờ Thúy Vân đền đáp nghĩa tình với chàng Kim thay mình. Đoạn trích trao duyên đã thể hiện tâm trạng của Kiều khi quyết định trao duyên cho em.Duyên là một thứ trời xe, trời định, những người yêu nhau ắt hẳn được xe duyên. Thế mà ở đây Kiều tự thay trời trao duyên của bản thân mình cho em thì có thể được không? Mà duyên thì là yêu nhau mới có huống chi Thúy Vân cùng chàng Kim có yêu nhau đâu. Mặt khác trong sâu thẳm trái tim của Kiều thì việc trao duyên kia không hề dễ, phải trao đi người mà mình yêu thương thì làm sao có thể vui được. Tuy nhiên thì ở đây Kiều vẫn phải tước quyền của ông tơ bà nguyệt, bỏ qua những cảm xúc của bản thân mình để quyết định trao duyên cho em.Trước hết là mười bốn câu thơ đầu nói lên việc Thúy Kiều quyết định trao duyên cho em mình là Thúy Vân.Thứ nhất là Kiều nói với em về nỗi bất hạnh của mình. Nỗi bất hạnh ấy chỉ có Thúy Vân mới thay thế được Kiều cũng chỉ có Thúy Vân mới giúp Kiều an tâm về chuyện chàng Kim được:“Cậy em em có chịu lời.Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”Tác giả dùng từ thật hay khi nói đến việc trao duyên của nàng Kiều cho Thúy Vân. Là một người chị đáng ra chẳng bao giờ phải cậy nhờ hay vái lạy em mình cả thế nhưng ở đây Kiều trao duyên hay chính là đang nhờ Thúy Vân thay mình đền đáp tấm chân tình với Kim Trọng. Những từ “cậy”, “ngồi lên”, “lạy”, “thưa”. Đó chính là thái độ của người dưới dành cho người trên nhưng ở đây thì lại là chị dành cho em. Dùng ngôn ngữ như thế tác giả có ý muốn nói đến sự cậy nhờ em của Thúy Kiều. Nàng thành khẩn giống như cầu xin em mình để đền đáp tình cảm cho chàng Kim.Trước sự cậy nhờ ấy để thêm phần thuyết phục Vân đồng ý thì Kiều đã tâm sự với em về những nỗi tơ vương sầu muộn đang bủa giăng trong lòng nàng. Và chỉ có Thúy Vân mới có thể giúp đỡ Kiều chứ không có ai khác cả:“Giữa đường đứt gánh tương tưKeo loan chắp mối tơ thừa mặc emKể từ khi gặp chàng KimKhi ngày quạt ước khi đêm chén thềSự đâu sóng gió bất kì,Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”Nàng ngậm ngùi mà rằng nàng đã chót thề nguyền cùng người con trai tên Kim Trọng ấy mà giờ đây tình yêu vừa mới chớm đến lại đứt gánh tương tư giữa đường. Còn tại sao đứt gánh thì có lẽ Vân cũng hiểu. Chính vì thế mà Kiều mong Vân chấp nhận sự cậy nhờ của mình mà chắp mối tơ loan với chàng Kim Trọng. Sự ngậm ngùi ấy được phát ra từ những câu thơ trên. Có thể nói để cất lên những tiếng cậy nhờ kia thì quả thật Kiều cũng đau đớn lắm. Dù cho là chị em nữa nhưng phải gượng ép trao đi thứ mình không muốn trao và thứ mà người ta không muốn nhận thì chẳng khác nào mất đi một thứ quý báu. Vân ngây thơ phúc hậu cũng chỉ biết là Thúy Kiều cậy nhờ mình chứ nào đâu hiểu hết được “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.Tiếp đến Kiều thể hiện hoàn cảnh của bản thân mình và cuộc sống của Vân để làm cho lời cậy nhờ kia nặng hơn khiến cho Thúy Vân có muốn từ chối cũng không thể nào từ chối được:“Ngày xuân em hãy còn dàiXót tình máu mủ thay lời nước nonChị dù thịt nát xương mònNgậm cười chín suối hãy còn thơm lây!”Khi cậy nhờ em xong thi Kiều lại quay về cảm giác một mình và cái sự một mình ấy đã khiến cho nàng nghĩ đến những truyện trước đây, tâm trạng của nàng bắt đầu được bộc lộ rõ ràng hơn.Thứ nhất là Kiều mong muốn trong tuyệt vọng quay về với người yêu của mình:“Chiếc vành với bức tờ mâyDuyên này thì giữ vật này của chungDù em nên vợ nên chồngXót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quênMất người còn chút của tinPhím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”Chiếc vành với tờ mây kia chính là những kỉ vật tình yêu của hai người. họ đã cùng nhau thề nguyền sống chết, họ đã có với nhau những ngày tháng hạnh phúc những niềm vui tràn ngập vậy mà giờ đây cái xã hội kia đã buộc Kiều chọn chữ hiếu mà hi sinh chữ tình. Thôi thì nàng quyết định giữ cái duyên còn vật kia thì thành của chung. Mai này khi Vân và Kim Trọng có nên duyên vợ chồng thì cũng mong hãy nhớ đến kiều. Rồi là phím đàn với mảnh hương thề nguyền ngày nào cũng là những kỉ vật tình yêu của Kiều và kim Trọng. Thế nhưng Nguyễn Du không để những kỉ vật ấy cùng một câu thơ. Có lẽ làm như thế để cho chúng ta thấy được cảm xúc đau buồn của nàng Kiều khi phải trao lại những kỉ vật ấy một cách đầy luyến tiếc cho em gái mình. Nàng như cố níu giữ lấy những kỉ vật tình yêu thế nhưng nàng cũng buộc mình phải đưa cho Vân những kỉ vật ấy nếu không thì sẽ không thể nào mà đền đáp tấm ân tình của chàng Kim trọng được. Có thể nói qua những câu thơ trên tâm trạng của thúy Kiều được hiện thật sự rất rõ nét. Đó chính là tâm trạng mong muốn trở lại những ngày tháng trước đây. Đồng thời luyến tiếc với những kỉ vật tình yêu ấy.Những tưởng Thúy Kiều trao duyên xong sẽ cảm thấy thanh thản phần nào những trái lại giây phút kết thúc sự trao duyên ấy lại là giây phút Kiều đau nhất có lẽ trong sâu thẳm trái tim Kiều một khi đã trao duyên thì tức không phải của mình nữa. Tình yêu bấy lâu nay bỗng chốc không phải là của mình nữa. Kiều đau như chết đi lặng trong sự đau đớn đang dày xé con tim mình:“Mai sau dù có bao giờĐốt lò hương ấy so tơ phím nàyTrông ra ngọn cỏ lá câyThấy hiu hiu gió thì hay chị vềHồn còn mang nặng lời thềNát thân bồ liễu đền nghì trúc maiDạ đài cách mặt khuất lờiRảy xin chén nước cho người thác oan”Kiều nghĩ đến cái chết và Kiều ngẫm rằng kể cả khi nàng chết đi thì những lời thề kia cũng không thể nào quên được. và sự bất công của xã hội và sự mất đi tình yêu của Kiều sẽ khiến cho nàng cảm thấy thật sự đau oan khuất mà cứ vấn vương trên cõi trần không thể siêu thoát. Mai sau khi Vân Trọng nên duyên thì cũng đừng quên kiều. Nếu thấy hiu hiu gió thì có thể cảm nhận là nàng đang về. Nàng mượn cơn gió kia để đưa hồn mình về thăm Vân Trọng. lời thề với chàng Kim thì dẫu cho Kiều có nát thân liễu yếu thì cũng không thể nào đền đáp được cho chàng Kim. Khi ấy chỉ mong kim và Vân hãy rót một chén rượu cho người thác oan là Thúy Kiều. Có thể nói cuộc sống của con người ai mà chẳng sợ chết người ta nghĩ đến cái chết chỉ khi trong họ thật sự cảm thấy rất đau khổ không thể nào có thể chịu đựng được nữa thì họ mới dám nghĩ đến. kiều ý thức được nỗi đau trong mình, nàng như biết trước con đường mà nàng sắp đi khổ cực và gian truân đến mức nào. Cũng có thể chết bất cứ lúc nào.Như vậy qua bài thơ ta thấy được tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên cho em gái mình. Cái xã hội phong kiến kia đã khiến cho chữ tình chữ hiếu bị đặt lên bàn cân và buộc người con gái hiếu thảo kia phải lựa chọn. Mà vốn dĩ chữ hiếu và chữ tình không thể nào đem ra cân được. Chữ hiếu làm tròn thì chữ tình kia lại đành thất hẹn, làm trái lời thề. Chính bởi lẽ ấy mà Kiều cảm thấy rất đau đớn thậm chí cô đã nghĩ đến cái chết.Tham khảo thêm:Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyênCâu hỏi và các đề văn cho đoạn trích Trao duyên————Ngoài dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên, các em hãy ôn lại những kiến thức về đoạn trích này qua bài soạn bài Trao duyên và các văn mẫu 10 khác về đoạn trích Trao duyên do Đọc Tài Liệu tổng hợp nhé. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao!