Chọn liên kếtChính Phủ VNĐảng CSVNThủ đô Hà NộiBáo Nhân dânQuốc hộiBộ VHTTDL VNBan QLCKCNDoanh nghiệpCổng thông tin điển tử tỉnh Bắc GiangBáo Bắc GiangSở TT&TT
Thống kê truy cập Thống kê truy cập
Refresh CAPTCHA
In Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại
Mặc dù khi công nhận chỉ lấy tên là Quan họ Bắc Ninh, nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng: Quan họ không chỉ riêng của Bắc Ninh mà Quan họ nằm trong cả một địa bàn rộng của vùng Kinh Bắc trước kia.
Đang xem: Quan họ bắc ninh được unesco công nhận năm nào
Đối với Quan họ vùng bắc Sông Cầu (thuộc Bắc Giang ngày nay), theo báo Trung Bắc Tân Văn, nhà báo Minh Trúc đã viết nhiều về Quan họ, có các bài viết liên tiếp trong 8 số báo các bài viết của nhà báo Minh Trúc, trong đó nêu: “Trong khoảng đất từ các làng Thổ Hà, Mật Ninh và Nội Ninh…(Bắc Giang) ở phía Bắc cho đến các làng của tỉnh Bắc Ninh, giáp giới miền Hà Nội như làng Lũng Giang, Nội Duệ, Long Khám ở phía Nam (Bắc Ninh) ở đây làng nào cũng biết hát Quan họ”. Còn hát ở hội, ở bắc sông Cầu có thể kể đến hội Nếnh (hội Nghè Nếnh) thuộc 6 chạ (Yên Ninh, Ninh Khánh, Cộng Ninh, Mật Ninh, Sen Hồ, Đồng Mang) có liền anh liền chị ở bắc và nam sông Cầu) về tham dự, nhà nghiên cứu phong tục Việt Nam, Toàn Ánh đã viết năm 1943: “Từ ngày 4 tháng giêng, mùa Quan họ ở khắp mọi làng vùng Bắc bắt đầu – trai gái tụ họp nhau để buổi đầu tiên ở Hội Chắp (Hữu Chấp) rồi họ lần lượt hẹn nhau đi khắp các hội ở mấy huyện Võ Giàng, Yên Phong, Tiên Du (Bắc Ninh). Rồi Lục Ngạn, Việt Yên (Bắc Giang)”.
Trong sách Phong tục Việt Nam Toàn Ánh cũng đã viết “Quan họ vùng Bắc Giang, Bắc Ninh họ hát giọng đôi…”.
Do hoàn cảnh điều kiện lich sử và nhiều yếu tố khác nhau, đến nửa đầu thế kỷ XX phong trào hát Quan họ ở cả bờ nam và bờ bắc sông Cầu đều bị suy giảm.
Năm 1956, nhạc sỹ Lưu Hữu Phước và nhạc sỹ Lê Yên cùng đoàn cán bộ thuộc Ban Nghiên cứu Âm nhạc, Vụ Nghệ thuật, Trường Âm nhạc Việt Nam, Đoàn Ca múa nhạc Trung ương đã về Bắc Ninh sưu tầm, lúc đó chỉ còn 18 làng Quan họ theo tiêu chí. Đoàn đã thu được 314 bài hát quan họ. Đến tháng 3/1962 khi họp đại biểu nghệ nhân quan họ để kiểm định lần cuối các tài liệu trong cuốn sách Quan họ sẽ xuất bản lúc ấy xác định cả Bắc và Nam Sông Cầu thống kê có 34 làng có người còn nhớ hát Quan họ. Đến năm 1971, theo xác định của các nghệ nhân thì có 49 làng quan họ (44 làng ở Bắc Ninh và 5 làng ở Bắc Giang).
Xem thêm: Nhận Tiền Từ Nước Ngoài Qua Thẻ Atm Vietcombank, Chuyển Và Nhận Tiền Trong Nước
Năm 2005, thực hiện chủ trương của Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) nhóm nghiên cứu do Viện Văn hoá và Sở Văn hoá – Thông tin Bắc Giang đã tiến hành “Điều tra văn hoá Quan họ Bắc Sông Cầu”. Đoàn điều tra đã tiến hành tập trung ở 18 làng trong 7 xã của huyện Việt Yên. Theo tiêu chí mà các nhà nghiên cứu trước đó đã đề ra thì ở các làng đã điều tra vẫn còn đủ các yếu tố để xác định là làng quan họ như: làng Quang Biểu, làng Núi Hiểu, làng Tam Tầng (xã Quang Châu), làng Thổ Hà (xã Vân Hà), làng Tiên Lát Thượng, làng Tiên Lát Hạ, thôn Thần Chúc (xã Tiên Sơn), làng Sen Hồ, làng Yên Ninh (thị trấn Nếnh); làng Nội Ninh, làng Giá Sơn, làng Mai Vũ, làng Hữu Nghi (xã Ninh Sơn); làng Trung Đồng (xã Vân Trung); làng Đình Cả, làng Đông Long, làng Khả Lý Thượng (xã Quảng Minh).
Tuy nhiên, cũng như ở Bắc Ninh, do gần đây các làng mới điều tra nên không kịp đưa vào danh sách đề nghị UNESCO công nhận mà chỉ đưa 44 làng của Bắc Ninh và 5 làng của Bắc Giang.
Như vậy, trong 49 làng được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại thì Bắc Ninh có 44 làng và Bắc Giang có 5 làng (theo thống kê báo cáo từ năm 1971).
Xem thêm: Dịch Sang Tiếng Anh Đạt Yêu Cầu Tiếng Anh Là Gì ? Sự Không Đạt Yêu Cầu Chất Lượng Tiếng Anh Là Gì
Từ khi lập hồ sơ cho đến khi được UNESCO công nhận, phong trào hát Quan họ ở Việt Yên đã được duy trì và phát triển. Đến nay, Bắc Giang đã có trên 40 câu lạc bộ thường xuyên sinh hoạt. Đón nhận tin vui mừng, sẽ có kế hoạch tiếp theo để chỉ đạo, duy trì và phát triển Quan họ cho xứng tầm là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại trong thời gian tới, không chỉ ở 5 làng Quan họ cổ mà ở tất cả các làng, các câu lạc bộ Quan họ. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với UBND huyện Việt Yên chỉ đạo tổ chức đón nhận Bằng công nhận với nghi thức văn hoá Quan họ theo sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đồng thời, có chương trình triển khai công tác bảo tồn, tất cả di sản văn hoá Quan họ ở vùng đất ven sông Cầu (Việt Yên) nói riêng và ở các huyện trên địa bàn Bắc Giang.