Th10312015 Mang thai 3 tháng ăn nhãn nhục được không?
Long nhãn nhục được cảnh báo không nên sử dụng với phụ nữ mang thai nhưng đối với phụ nữ sau khi sinh thì lại được khuyến khích. Vậy nên sử dụng long nhãn như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?
Đang xem: Bà bầu ăn nhãn nhục được không
Với thành phần chứa nhiều dưỡng chất quý, tính ứng dụng cao (sử dụng để ăn trực tiếp, làm thuốc, nấu nước uống, nấu canh giải nhiệt, nấu chè,..) nhãn nhục được nhiều người lựa chọn như một loại thực phẩm phổ biến trong gian bếp của gia đình. Không chỉ đa dạng trong cách chế biến, nhãn nhục còn phù hợp với rất nhiều đối tượng khác nhau, từ người già, trẻ nhỏ, người làm việc căng thẳng cho đến người mới ốm dậy. Chính vì thế, theo lối tư duy thông thường, nhiều bà bầu sẽ lựa chọn nhãn nhục để tẩm bổ trong quá trình mang thai, nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên để chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, các bác sỹ đông y lại khuyên bà bầu không nên sử dụng sản phẩm này trong quá trình mang thai bởi nó sẽ gây ra nóng và dẫn đến sảy thai. Vậy bà bầu có nên sử dụng nhãn nhục hay không? Sử dụng theo cách nào để không gây hại đến em bé?
Mang thai là cả một quá trình dài, là khi mà sức khỏe của mẹ và bé cần được đảm bảo một cách toàn diện. Dinh dưỡng trong từng giai đoạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển cả thể chất và trí não của trẻ. Ở giai đoạn này, các câu hỏi như bà bầu nên ăn gì, nên đi đứng như thế nào,…, thì được rất nhiều người quan tâm. Dạo qua một vài diễn đàn về gia đình, về phụ nữ, về chăm sóc con cái, không khó để chúng ta có thể tìm thấy những câu hỏi như:
“Có ai mang bầu mà bị chỉ định không được ăn long nhãn nhục như em không? Thấy mọi người bảo mang bầu mà ăn nhãn là dễ bị sảy thai nên ông xã em cấm tiệt, không cho ăn. Chỉ khổ em, nhà đang vụ nhãn đầy vườn, long nhãn thì thơm phức trong lò mà không dám ăn. Ai cho em cái lý do để em lấy động lực nhịn ăn với ạ!” (bạn Thùy, Nam Định)
“Mình đang bầu được 6 tháng. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên dù thể trạng cơ thể yếu nhưng vẫn phải đi làm để chuẩn bị tiền sinh con. Công việc căng thẳng, mình thường sử dụng nhãn nhục pha trà bát bửu để an thần, bổ sung dinh dưỡng, khôi phục năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều chị trong công ty lại khuyên mình rằng không nên sử dụng nhãn nhục bởi nó sẽ gây nóng và ảnh hưởng đến em bé. Ai có kinh nghiệm cho mình xin lời khuyên với, hoang mang quá!”
Với rất nhiều những băn khoăn, lo lắng của các bạn, cửa hàng bà Mai xin đưa ra lời khuyên cho các bạn như sau:
Theo đông y, long nhãn sấy khô có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng, có tác dụng dưỡng huyết, an thần, bồi bổ ngũ tạng, tăng cường tân dịch,…Tuy nhiên, long nhãn lại có tính ấm nên những người mắc chứng cao huyết áp, tiểu đường, có đờm hỏa trong người thì không nên ăn, đặc biệt, vời phụ nữ có thai thì càng phải kiêng ăn món này
Đối với khi phụ nữ mang thai thì phần lớn trong người xuất hiện âm hỏa hư, thường xuyên mắc chứng tiểu tiện đỏ xẻn, táo bón, rêu lưỡi khô vàng, họng đắng rát. Lúc này, thai phụ cần phải sử dụng những thực phẩm có tính mát để từ âm thanh nhiệt và an thai, dưỡng huyết. Trong thời điểm mang thai, nếu sử dụng nhãn tươi và long nhãn khô chẳng những không có tác dụng bồi bổ cơ thể mà ngược lại còn làm tăng nguy cơ nóng trong, gây ra chứng đau bụng dưới, động thai, thậm chí có thể gây ra tình trạng làm tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai (đặc biệt, đối với thai phụ đang mang thai ở giai đoạn đầu (7-8 tháng) thì càng cần phải kiêng sử dụng loại thực phẩm này). Tuy nhiên, đối với sản phụ sau khi đã sinh con thì sử dụng long nhãn, uống nước long nhãn hoặc massa cơ thể bằng rượu ngâm long nhãn thì lại rất tốt
Xem thêm: Sách Bí Mật Cổng Tự Do Anh, Cuốn Sách Thay Đổi Cuộc Đời
Nếu bạn đang mang thai ở những tháng đầu của thai kỳ, chúng tôi khuyên bạn nên hạn chế và kiêng sử dụng nhãn nhục để bảo vệ em bé của mình!
Tuy nhiên, nói như vậy không phải là bạn không được sử dụng nhãn nhục trong quá trình mang thai. Để bổ sung nguồn dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai, bạn có thể tham khảo sử dụng một vài món ăn được chế biến từ nhãn nhục như sau:
Cháo hạt sen nhãn nhục an thai
Nhãn nhục (15g), hạt sen Hưng Yên (20g), táo đỏ (15g), gạo nếp (50g), gia vịCho các hạt sen, gạo nếp vào nồi, nấu thành cháo. Tiếp đó cho nhãn nhục, táo đỏ vào nồi, thêm gia vị rồi sử dụng
Nấu chè đậu đỏ hạt sen bổ dưỡng cho cơ thể
Nguyên liệu: Hạt sen Hưng Yên (30g), đường phèn (30g), đậu đỏ (30g)Ninh nhừ hạt sen, đậu đỏ, cho đường phèn vào và thưởng thức
Chè nhãn nhục táo đỏ
Nhãn nhục (100g), táo đỏ (50g), đường phèn (50g), hạt sen Hưng Yên (100g)Ninh nhừ hạt sen, sau đó thêm táo đỏ, nhãn nhục và đường phèn vào nồi, chờ đường tan hết thì tắt bếp. Thưởng thức khi còn ấm
Xem thêm: Tủ Điện Ats Là Gì – Cấu Tạo, Chức Năng Và Nguyên Lý Hoạt Động
Trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai, nhiều chị em hay bị nghén và thèm ăn nhãn nhục. Theo chia sẻ của một chị khách hàng quen thuộc tại cửa hàng bà Mai, chị thèm ăn nhãn nhục, mua 0.5kg nhãn nhục của cửa hàng chúng tôi về nhà, chị để trong ngăn mát tủ lạnh và ăn hết trong vòng 3 ngày. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà tác động của nhãn nhục đến cơ thể là khác nhau, ví dụ với chị khách hàng này, ăn nhãn nhục với liều lượng lớn tuy nhiên cơ thể của chị gặp bất cứ ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên khách hàng của mình rằng không nên sử dụng theo cách này. Hãy chú ý đến liều lượng sử dụng nhãn trong ngày để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình
Kết luận: Với nhiều dưỡng chất quý, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng nhãn nhục để bổ sung dinh dưỡng cho mình và em bé. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc liều lượng sử dụng nhãn nhục cho hợp lý. Nếu sử dụng nhãn nhục để pha trà an thần, không nên sử dụng quá 2 tách trà 1 ngày. Với các món chè, cháo an thai, chỉ sử dụng 2 lần/tuần.