Bài 28
Dậy Men Tin Mừng 6:
XIN CHO HỌ ĐƯỢC NÊN MỘT
Ga 17, 20 -23
I.
Đang xem: Nên một trong yêu thương
CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ:
Lạy Chúa Giê-su, chúng con xin dâng lên Chúa giờ học giáo lý hômnay để đối diện với điều Chúa đang chờ đợi mỗi người chúng con hôm nay là sốngvà xây dựng sự hiệp nhất.
Xin Chúa ban Chúa ThánhThần xuống trên chúng con, để Ngài soi sáng, ban ơn giúp chúng con hiểu và sống theo ý Chúa. Amen.
II. THẢO LUẬN:
1.Giải thích bài học:
Các em thân mến,
Học lịch sử Hội thánh, đếnnhững giai đoạn Hội thánh bị phân hóa, chúng ta thấy rất buồn. Những ai đã quyếtđịnh chia cắt Hội thánh ra, những ai đã không làm hết sức để hàn gắn cho khỏi đổvỡ, hẳn phải chịu trách nhiệm rất lớn trước mặt Chúa Giê-su, Đấng đã muốn rằngchỉ có một đàn chiên và một người chăn chiên. Thế nhưng không riêng những ngườiấy chịu trách nhiệm rất lớn, cả chúng ta cũng liên đơiù trách nhiệm, bởi vì chúngta chưa làm đúng mức để chữa lành các vết thương lịch sử ấy. Tệ hơn nữa,mọi tộilỗi lớn nhỏ của chúng ta đang tiếp tụcphân hóa Hội thánh cách tinh vi, đang làm cho Nhiệm Thể Chúa Ki-tô bị rướm máuvà có khi làm cho nhiều chi thể bị tách lìa khỏi toàn thân. Vì thế, chúng ta khôngphê phán những người đã đi trước nhưng cần đối diện thẳng với điều Thiên Chúa đangchờ đợi mỗi người chúng ta hôm nay.
Mời các em cùng suy nghĩ,gia tăng cầu nguyện và tìm hiểu Chúa muốn chúng ta làm gì?
a. Yêu thương và kính trọng
Theo thói thường, khi đã chia rẽ, không còn cùng quan điểm vớinhau, người ta dễ đi đến chỗ nói xấu hoặc khích bác lẫn nhau để cho thấy phíamình đúng, phía kia sai. Điều ấy cũng đã từng xảy ra giữa những người cùng tinChúa Ki-tô nhưng đã chia thành những Hội thánh khác nhau. Hậu quả là việc raogiảng Tin Mừng bị trở ngại. Những người chưa tin Chúa hỏi thẳng:
-Các bạn rao giảng vềtình yêu thương và hiệp nhất, tại sao các bạn lại chia rẽ và nói xấu nhau?
Không ít người đã từ chốitin Chúa chỉ vì thấy các Ki-tô hữu chia rẽ nhau.
Ngày nay, các Ki-tô hữu cótâm huyết, dù thuộc hệ phái nào, đều muốn tìm cách khử trừ những gương xấu ấy.Việc thống nhất về tư tưởng có nhiều điều không đơn giản. Tất cả các Ki-tô hữuthuộc mọi hệ phái đều phải tha thiết cầu nguyện để ChúaThánh Thần của Chúa sẽ dẫndắt mọi người đến chỗ gặp nhau. Điều trước mắt, ở trong tầm tay mọi người, ấy làyêu thương và kính trọng nhau.
Cần yêu thương và kính trọngnhau bởi vì, hơn ai hết, những người tin Chúa Ki-tô biết rõ mình là con cái ThiênChúa, là anh em của mọi người, và các Ki-tô hữu là anh em của nhau cách đặc biệthơn. Chúa Ki-tô không những mời gọi các Ki-tô hữu yêu thương mọi người mà còn đòihỏi họ phải yêu thương nhau (Ga 13,34-35). Dù là người Công giáo, Chính thống,Tin lành hay Anh giáo, tất cả chúng ta đều cùng chung một sách Kinh Thánh, đềucùng đọc một kinh “Lạy Cha”. Tất cả chúng ta đều là chi thể của Nhiệm Thể ChúaKi-tô, và với những mức độ hiệp thông khác nhau, đều là thành phần của Dân Chúa(Hiến chế Tín lý về Hội thánh số 14-15)
Trong thực tế, để yêu thươngvà kính trong nhau, giữa người Công giáo và Tin lành, chúng ta hãy nói tốt chonhau và học theo điều tốt của nhau.
– Tóm ý: Những người tin Chúa Ki-tô cần yêu thương và kính trọng nhau vì mọingười là con cái Thiên Chúa và là anh em của nhau cách đặc biệt hơn.
b. Chạy đua về lòng mến
Sự chia rẽ giữa các Ki-tô hữu là một điều đau lòng, Ngược với ý ThiênChúa. Chúng ta tin rằng sẽ đến ngày Thiên Chúa lại quy tụ tất cả con cái Ngài vềmột mối theo cách của Ngài. Chúng ta cầu nguyện cho ngày ấy mau đến, và sẽ đónggóp tối đa vào công cuộc đại kết tức là sự hiệp nhất của các tín hữu Chúa Ki-tô.
Xem thêm: Bài Văn Tả Ca Sĩ Sơn Tùng Đang Biểu Diễn, Tả Một Ca Sĩ Đang Biểu Diễn (22 Mẫu)
Trước hết cần có quyết tâmchạy đua trong điều tốt, hay đúng hơn, chạy đua về lòng mến. Thay vì ghen tỵ vớinhững thành quả của anh em trong việc truyền giảng Tin Mừng, ta tạ ơn Thiên Chúavì những thành quả ấy (Pl 1,18). Thành quả vàbước tiến của anh em phải là độnglực thúc giục ta tiến nhanh trên đường yêu mến Chúa, để gây men Tin Mừng cho nhânloại, nhờ bản thân ta tốt và cộng đoàn Hội thánh thật tốt.
Cộng đoàn mẫu mực cho tấtcả chúng ta là cộng đoàn các Ki-tô hữu buổi sơ khai, với nếp sống 5 chuyên:Chuyên cần học hỏi Lời Chúa, hiệp thông, cử hành phụng vụ, cầu nguyện và làm chứng(Cv 2,42-47). Về những điều ấy, các cộng đoàn Tin lành ở Việt Nam hiện nay đãtỏ ra rất đáng ca ngợi, nêu cho ta nhiều gương sáng về:
– Lòng yêu mến và say mê đọcKinh thánh
– Lời cầu nguyện tha thiết
– Đức tin mãnh liệt sống động
– Đời sống luân lý và bácái nổi bật
– Nhiệt tình truyền giáo
Người Công giáo Việt Namcũng thực hiện những điều trên đây theo cách của mình và cũng ở một mức độ khiếnthế giới cảm phục. Thế nhưng, chắc hẳnchúng ta còn nhiều điều có thể học với anh chị em Tin lành.
Tuy nhiên, đó mới chỉ lànhững điểm liên hệ đến đặc tính thánh thiện trong bốn đặc tính của Hội thánh. Vềba đặc tính kia là duy nhất, Công giáo và tông truyền, Hội thánh Công giáo có sựthuận lợi hơn hẳn các Hội thánh khác, chúng ta cần biết rõ để phát huy.
Chính nhờ sự gắn bó với cácgiám mục của mình, là những vị thừa kế các thánh Tông đồ (đặc tính tông truyền)mà từ hơn 450 năm nay, Hội thánh Công giáo Việt Nam vẫn luôn là một trong sự hiệpthông với Hội thánh toàn cầu do Đức giáo hoàng (là Đấng kế vị thánh Phê-rô) lãnhđạo. Sự duy nhất của Hội thánh Công giáo toàn cầu cũng là điều luôn nổi rõ,trong khi các nhóm tách rời khỏi Hội thánh Công giáo thì mỗi nhóm đã sớm bị phânhóa thành rất nhiều nhánh nhỏ…
Cũng chính nhờ sự lãnh đạoduy nhất ấy, việc nghiên cứu Kinh thánh trong Hội thánh Công giáo ngày nay đãtiến rất nhanh, đồng bộ và vững chắc, vượt xa những cố gắng riêng lẻ và thiếu tổchức…
Đàng khác cũng nhờ sự lãnhđạo duy nhất ấy mà Hội thánh Công giáo đã và đang mạnh dạn đi vào văn hóa các dântộc, trở thành một Hội thánh muôn màu muôn vẻ, xứng với tên gọi “Công giáo” nóilên đặc tính thứ ba mà Chúa Ki-tô đã thiết lập, là phổ quát cho tất cả mọi ngườithuộc mọi dân tộc và mọi thời đại.
Đó là những ưu điểm và cũnglà dấu hiệu của ơn Chúa Thánh Thần nơi Hội thánh Công giáo. Tuy nhiên chúng tacần tỉnh táo để khỏi rơi vào tự mãn, trái lại, cần khiêm nhường học hỏi gương sángcủa những anh em khác, thi đua với họ trong lòng mến Chúa yêu người, để xứng đángvới ơn Chúa.
– Tóm ý: Là người Công giáo, chúng ta cần phát huy những ưu điểm của mình, đồngthời biết đón nhận những ưu điểm của các Ki-tô hữu ngoài Công giáo, cùng nhauthi đua mến Chúa yêu người.
c.Hợp tác tiến về hiệp nhất
Từ 100 năm nay, các nỗ lực hiệp nhất Ki-tô- giáo ngày càng mạnh.
Năm 1910, đại biểu các hệphái tin lành đã gặp nhau để tìm cách hợp tác trong việc truyền giáo. Năm 1948sự hợp tác ấy đã đi đến chỗ thiết lập “Hội đồng các Hội thánh Ki-tô-giáo toàn cầu”đặt trụ sở tại Amsterdam, thủ đô Hòa Lan.
Năm 1960, Hội thánh Cônggiáo thiết lập “Văn phòng hiệp nhất các Ki-tô hữu” để tích cực làm việc chung vớiHội đồng nói trên.
Trong những năm qua, việcđối thoại để tiến tới hiệp nhất giữa Hội thánh Công giáo và Hội thánh Anh giáo đãtiến những bước cụ thể và đầy triển vọng.
Bên cạnh đó, ở khắp nơi, đãcó nhiều công cuộc bác ái hoặc văn hóa do tín hữu các hệ phái khác nhau hợp tácthực hiện.
Tại Việt Nam, ở một số vùngtruyền giáo, các tín hữu Công giáo và Tin lành cũng đã hợp tác hữu hiệu trong côngviệc từ thiện như nâng cao văn hóa và đời sống cho đồng bào địa phương.
“Vậy, anh em hãy duy trìsự hiệp nhất của Thần Khí, trong dây liên kết hòa thuận. Chỉ có một Thân mình vàmột Thần khí, cũng như bởi ơn gọi, Thiên Chúa đã kêu gọi anh em vào cũng một niềmhy vọng. Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép thanh tẩy. Chỉ có một Thiên Chúavà là Cha của mọi người hết thảy, Đấng ở trên mọi người, giữa mọi người vàtrong mọi người” (Ep 4,3-6)
– Tóm ý: Hơn một thế kỷ nay, phong trào “đại kết” đã và đang có những bướctiến cụ thể và đầy triển vọng.
TÓM Ý TOÀN BÀI:
Để thực hiện mong muốn của Chúa Giê-su cho Hội thánh: chỉ có một đànchiên và một người chăn chiên. Những người tin Chúa Ki-tô phải sống yêu thươngvà kính trọng nhau; cần phát huy những ưu điểm của mình đống thời biết học hỏinhững điều tốt nơi các Ki-tô hữu khác, thi đua nhau về lòng yêu mên Chúa; tíchcực góp phần xây dựng sự hiệp nhất.
2. Các em học sinh thảo luận:
Câu hỏi thảo luận: Tại sao Chúa Giê-su lại rất quan tâm đến sự hiệp nhất của các môn đệNgài?
-Xem:Chúa Giê-su đã quan tâm đến sự hiệp nhất của các môn đệ Ngàinhư thế nào?
Chúa Giê-su cầu nguyệncho họ được hiệp nhất, Ngài đã nêu gươngvà mời gọi họ sống yêu thương hiệp nhất, và Chúa đã truyền lệnh cho họ phải yêuthương nhau như Chúa đã yêu thương họ.
-Xét:Hội thánh có luôn sống theo lệnh truyền và mong muốn của ChúaGiê-su không?
Không. Đã có những chia rẽđáng tiếc xảy ra trong Hội thánh : Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anhgiáo.
Có những chia rẽ xảy rangay trong nội bộ những Hội thánh đó.
Đối với những giáo hộithu nhỏ : ở các Giáo hội địa phương, các giáo xứ, các cộng đoàn, các gia đình cũngcó những chia rẽ, bất hòa.
-Làm:Chúng ta phải làm gì để xây dựng sự hiệp nhất trong Hội thánh.
Xem thêm: In Băng Rôn Khẩu Hiệu Uy Tín Giá Rẻ, In Băng Rôn Giá Rẻ
-Tha thiết cầu nguyện đểChúa Thánh Thần dẫn dắt mọi người đến chỗ hiệp nhất.
-Yêu thương và kính trọngmọi người: nói tốt cho người khác và học những điều tốt nơi họ.
-Thay vì ghen tỵ, hãy tạ ơnChúa về những thành quả rao giảng Tin Mừng của anh chị em mình, và đó phải là độnglực thúc đẩy ta tiến nhanh trên đường yêu mến Chúa.
-Xây dựng sự yêu thươnghiệp nhất ngay trong gia đình, khu xóm, giáo xứ, môi trường mình đang sống.
III. DẪN VÀO LỜI CHÚA:
Các em thân mến,
Vào tháng giêng, từ ngày18 đến ngày 25 các Ki-tô hữu có tuần lễ gì?
-Tuần lễ cầu cho các Ki-tôhữu hiệp nhất.
Tuần cầu nguyện cho sự hiệpnhất cũng nhắm tới việc đưa toàn thể nhân loại tới sự đồng tâm nhất trí dâng lờichúc tụng, cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa, đấng đã tạo dựng nên con người và cứuđộ con người. Phong trào Đại kết do Chúa Thánh Thần khởi xướng và thúc đẩy, nhằmkiến tạo sự hiệp nhất mọi Ki-tô hữu tự bản chất là một thực thể rất phức tạp. Nóđòi buộc một tinh thần siêu nhiên, một thái độ đạo đức biết tuân phục các đòibuộc của Tin Mừng, kiên trì trong lời cầu nguyện, biết trao đổi ý kiến với nhauđể vượt thắng các khác biệt của cuộc tìm kiếm sự thật và trong tinh thần tôn trọngsự toàn vẹn của lòng tin, và sau cùng, phong trào Đại kết cũng đòi buộc các Ki-tôhữu biết cộng tác với nhau trong nhiều lãnh vực, biết làm chứng cho sự thật.
Công cuộc đại kết thực làmột công việc không đơn giản. Chính vì thế, Đức Giê-su đã tha thiết cầu xin ChúaCha cho Hội thánh được hiệp nhất. Thánh Gio-an đã ghi lại những lời cầu nguyệncủa Chúa Giê-su trong sách Tin Mừng của ngài. Mời các em đứng, chúng ta cùng lắngnghe Lời Chúa.
IV. CÔNG BỐ LỜI CHÚA: Ga 17, 20-23
Thinh lặng giây lát
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ:
1.Gợi tâm tình cầu nguyện:
Các em thân mến,
Vì yêu thương Hội thánh,Chúa Giê-su đã tha thiết cầu nguyện cho Hội thánh được hiệp nhất. Thế nhưng đãcó nhiều chia rẽ đáng tiếc xảy ra giữa những người tin Chúa. Giờ đây, chúng tahãy nài xin Chúa ban Chúa Thánh Thần xuống, để Ngài giúp Hội thánh sống và xâydựng sự hiệp nhất như ý Chúa muốn.
2.Cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin cho chúng con được nghiệm thấy Chúa yêu thương chúngcon biết chừng nào. Và xin dùng sức mạnh của Thần Khí liên kết các Ki-tô hữu cònchia rẽ. Nhờ đó, Hội thánh sẽ xuất hiện như dấu chỉ sự hiện diện của Chúa trongthế giới loài người. Và khi được lôi kéo nhờ Hội thánh là ánh sáng muôn dân, thếgiới sẽ tin vào Đức Ki-tô Chúa đã sai đến. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiểntrị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.
VI. SINH HOẠT: Hát : Chỉ một Chúa
VII. BÀI TẬP:
Em hãy kể ra một vài việc Hội thánh đã thực hiện để xây dựng sự hiệpnhất giữa các Ki-tô hữu ?
-Công đồng Va-ti-ca-nô IIđã khai mở những nẻo đường rộng rãi cho phong trào đại kết:
. Kính trọng, đối thoại với các tôn giáo khác.
. Năm 1960, Hội thánh Công giáo thiết lập “Vănphòng hiệp nhất các Ki-tô hữu” để tích cực làm việc chung với “Hội đồng các Hộithánh Ki-tô giáo tòan cầu” của các hệ phái Tin lành lập năm 1910.
Tuần cầu nguyện cho cácKi-tô hữu hiệp nhất (từ ngày 18-25/1)…
VIII. ĐIỀU DỐC LÒNG:
Phần thảo luận: LÀM
IX. CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ:
Hát: Lạy Cha, xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một như Cha ởtrong con và như con ở trong Cha. Xin Cha cho mọi người nên một trong chúng ta,hầu cho thế gian tin rằng Cha đã sai con.