Đơn xin nghỉ thai sản là một trong những giấy tờ cần thiết để xác định về khoảng thời gian người lao động được bắt đầu nghỉ hưởng các chế độ thai sản tại công ty, theo quy định thì chế độ này không chỉ áp dụng đối với nữ mà còn ngay cả nam cũng được hưởng quyền lợi này khi đủ điều kiện.

Đang xem: Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Đối với người lao động thì chế độ thai sản là một một vấn đề được quan tâm đặc biệt là rất quan trọng với những cặp vợ chồng dự định hoặc đã sinh con.

Vậy để đảm bảo quyền lợi khi đủ điều kiện mà người lao động cần soạn thảo đơn xin nghỉ thai sản như thế nào?, định nghĩa về đơn xin nghỉ thai sản được hiểu ra sao?, pháp luật quy định về chế độ thai sản 2022 ra sao? Mời quý vị tham khảo nội dung của bài viết sau của Luật Hoàng Phi để hiểu rõ hơn về quy định mới nhất năm 2022.

Đơn xin nghỉ thai sản là gì?

Đơn xin nghỉ thai sản là một trong những giấy tờ cần thiết để xác định về khoảng thời gian người lao động được bắt đầu nghỉ hưởng các chế độ thai sản tại công ty, theo quy định thì chế độ này không chỉ áp dụng đối với nữ mà còn ngay cả nam cũng được hưởng quyền lợi này khi đủ điều kiện.

*

Nộp đơn xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày?

Hiện tại, trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chưa có quy định nào về việc người lao động phải nộp đơn xin nghỉ trước ngày nghỉ thai sản bao nhiêu ngày cụ thể.

Theo đó, tại khoản 1 điều 102 của Luật này có quy định về việc người lao động và người sử dụng lao động thực hiện nộp hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền giải quyết sau khi trở lại làm việc, cụ thể như sau:

Đối với trường hợp người lao động vẫn tiếp tục làm việc tại công ty

Tính từ ngày mà người lao động quay lại công ty/doanh nghiệp làm việc thì phải có trách nhiệm nộp các giấy tờ cần thiết cho người sử dụng lao động trong vòng 45 ngày.

Khi người sử dụng lao động nhận được hồ sơ đầy đủ từ người lao động thì phải lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền trong vòng 10 ngày.

Đối với trường hợp người lao động nghỉ việc trước khi nhận nuôi con nuôi hoặc trước lúc sinh con: thì khi đó người lao động sẽ nộp trực tiếp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm mà không phải nộp thông qua công ty đã làm việc.

Như vậy, đối với trường hợp người lao động nghỉ việc trước khi nhận nuôi con nuôi hoặc trước lúc sinh con thì việc hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn chưa có quy định cụ thể về thời hạn sau khi nghỉ sinh con/nhận con nuôi phải nộp hồ sơ bao nhiêu ngày.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về hưởng chế độ thai sản gồm 2 điều kiện như sau:

Điều kiện 1: Là một trong những trường hợp là:

Lao động nữ sinh con

Lao động nữ mang thai

Lao động nữ là người mẹ – nhờ mang thai hộ và người lao động nữ mang thai hộ.

Người lao động mà nhận nuôi con nuôi nhỏ hơn 6 tháng tuổi

Người lao động thực hiện các biện pháp để triệt sản, lao động nữ đặt vòng để tránh thai

Lao động là nam hiện đang đóng bảo hiểm xã hội mà có vợ sinh con.

Điều kiện 2: đáp ứng đủ về thời gian mà lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội

Nếu là lao động nữ sinh con, lao động nữ là người mẹ – nhờ mang thai hộ và người lao động nữ mang thai hộ, người lao động mà nhận nuôi con nuôi nhỏ hơn 6 tháng tuổi thì cần phải có thời gian đóng đủ ít nhất từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi hoặc sinh con.

Ngoài ra, trường hợp mà lao động nữ sinh con đã có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ cần đóng đủ ít nhất 12 tháng trở lên trước khi mang thai và phải đóng từ đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước lúc sinh con.

Lưu ý 1: Để quý vị hiểu rõ hơn về quy định trên, chúng tôi xin giải thích rõ hơn về thời gian 12 tháng trước sinh con (hoặc nhận con nuôi) được xác định ra sao?, mời quý vị tham khảo ( được quy định tại điều 9 thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH)

Nếu sinh con (hoặc nhận con nuôi) trước ngày 15 của tháng đó thì tháng sinh con (hoặc nhận con nuôi) sẽ không tính vào 12 tháng trước khi tháng sinh con (hoặc nhận con nuôi).

Nếu sinh con (hoặc nhận con nuôi) sau ngày 15 của tháng đó thì tháng sinh con (hoặc nhận con nuôi) sẽ không tính vào 12 tháng trước khi tháng sinh con (hoặc nhận con nuôi) áp dụng đối với tháng đó được đóng bảo hiểm xã hội.

Lưu ý 2: Trường hợp khi sinh con thì trợ cấp một lần được quy định điều kiện như sau:

Nếu cặp vợ chồng mà chỉ có chồng tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì phải đóng từ đủ ít nhất 6 tháng trong 12 tháng tước lúc sinh con.

Nếu người chồng của vợ mà nhờ mang thai hộ thì cũng phải đóng đủ từ 6 tháng trở lên từ ít nhất 6 tháng trong vòng 12 tháng trước lúc sinh.

Thời gian nghỉ thai sản bao lâu?

Đối với chế độ thai sản có rất nhiều trường hợp như: nghỉ hưởng chế độ khi khám thai; chế độ khi sẩy thai, hút, nạo thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; khi sinh con; khi lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ; khi nhận nuôi con nuôi; thực hiện các biện pháp tránh thai. Theo đó, từng trường hợp sẽ có thời gian nghỉ khác nhau:

Thời gian nghỉ Khi khám thai

Lao động nữ khi mang thai thì được nghỉ việc đi khám thai là 5 lần, mỗi lần nghỉ sẽ được nghỉ 1 ngày. nếu người mang thai có bệnh lý/thai nhi không bình thường/ở xa so với nơi khám, chữa bệnh thì được nghỉ 2 ngày/1 lần khám thai ( ngày nghỉ tính ngày làm việc).

Xem thêm: Đồ Ăn Vặt Tiếng Anh Là Gì – Từ Vựng Tiếng Anh Về Đồ Ăn Vặt

Thời gian nghỉ khi sẩy thai, hút, nạo thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Khi thuộc các trường hợp trên thì lao động nữ bị chỉ định tại cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì sẽ được nghỉ tối đa:

10 ngày nếu thai nhi ít hơn 5 tuần tuổi

20 ngày nếu thai nhi từ 5 tuần tuổi đến ít hơn 13 tuần tuổi

40 ngày nếu thai nhi từ 13 tuần tuổi đến ít hơn 25 tuần tuổi

50 ngày nếu thai nhi được từ 25 tuần tuổi trở lên

Thời gian nghỉ việc sẽ tính cả ngày Tết, nghỉ lễ và nghỉ hàng tuần

Thời gian nghỉ khi sinh con

Đối với lao động là nữ khi sinh con sẽ được nghỉ việc là 6 tháng gồm trước và sau sinh. Nếu sinh đối từ con thứ hai trở lên thì mỗi con sẽ được nghỉ thêm được 1 tháng

Đối với lao động nam mà đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con thì sẽ được nghỉ:

Nếu 5 ngày khi sinh thường

7 ngày nếu sinh con mà phải phẫu thuật hoặc sinh con nhỏ hơn 32 tuần tuổi

10 ngày nếu sinh đôi, nếu sinh ba mỗi con sẽ được nghỉ thêm 3 ngày

14 ngày nếu sinh đôi trở lên phải phẫu thuật

Lưu ý: Ngày nghỉ trên tính theo ngày làm việc, khi nghỉ sẽ tính từ khi vợ sinh là trong vòng 30 ngày đầu.

Đối với việc khi sinh con nếu con bị chết khi dưới 2 tháng tuổi thì thời gian nghỉ của mẹ là 4 tháng tính từ khi sinh. con bị chết khi trên 2 tháng tuổi thì thời gian nghỉ của mẹ là 2 tháng tính từ con bị chết. Tuy nhiên không được vượt quá thời gian nghỉ sinh bình thường của lao động nữ.

Đối với trường hợp mà cả cha và mẹ hoặc chỉ có mẹ tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh thì người nuôi dưỡng hoặc cha sẽ được nghỉ những ngày còn lại mà mẹ chưa được nghỉ. Nếu mẹ mà chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì người nuôi dưỡng hoặc cha sẽ được nghỉ đến khi con được đủ 6 tháng tuổi.

Thời gian nghỉ khi người mẹ nhờ mang thai hộ và lao động nữ mang thai hộ

Tương tự như trường hợp khi sinh con thì đối với lao động nữ mang thai hộ vẫn được hưởng các chế độ đã nêu trên cho đến khi đứa trẻ được giao cho mẹ nhờ mang thai hộ.

Người mẹ mà nhờ mang thai hộ vẫn được nghỉ đủ 6 tháng tính từ khi nhận con đến lúc con được 6 tháng tuổi

Thời gian nghỉ khi nhận nuôi con nuôi

Trẻ được nhận làm con nuôi thì lao động sẽ được nghỉ việc là đến khi trẻ được 6 tháng tuổi đủ. Nếu cả bố và mẹ đều tham gia đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh thì chỉ bố hoặc mẹ được nghỉ.

Thời gian nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

Đối với lao động nữ được nghỉ 7 ngày khi đặt vòng tránh thai

Đối với thực hiện các biện pháp để triệt sản thì người lao động được nghỉ 15 ngày

Ngày nghỉ trên tính bao gồm cả ngày nghỉ Tết, nghỉ lễ và nghỉ hằng tuần.

Thời gian nghỉ khi hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản

Lao động nữ được nghỉ từ 5 đến 10 ngày nếu sức khỏe chưa phục hồi sau sinh khi trở lại làm việc trong 30 ngày đầu. nhưng:

Nhiều nhất được nghỉ 10 ngày nếu lao động nữ sinh 2 con tại 1 lần

Tối đa nhiều nhất là 7 ngày nếu lao động nữ sinh con mà phải phẫu thuật

Tối đa nhiều nhất là 5 ngày đối với trường hợp khác

Tiền lương khi nghỉ thai sản?

Khi người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả tùy theo từng trường hợp. Trừ trường hợp mà người lao động nữ đi làm lại trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản sau khi đã nghỉ từ 4 tháng trở lên mà được phía người sử dung lao động đồng ý, thì lao động nữ vẫn được hưởng số tiền chi trả thai sản và cả khoản lương làm việc.

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản chung

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản chung được soạn thảo theo nội dung như sau:

Tên của tiêu đề là đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản

Phần kính gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội quận hoặc huyện nơi có thẩm quyền

Thông tin của người viết đơn xin nghỉ: họ tên, số của sổ bảo hiểm xã hội, số chứng minh nhân dân, ngày tháng cấp tại đâu?, nơi cư trú hiện tại, cách thức liên hệ,

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là ?năm tháng

Thời gian nghỉ việc mà không đóng bảo hiểm là từ bao giờ?

Nhận nuôi con nuôi hoặc sinh con từ ngày tháng năm nào?

Lời đề nghị

Thông tin về số tài khoản, chủ tài khoản, ngân hàng để được nhận trợ cấp

Ngày tháng năm viết đơn, ký và ghi rõ họ và tên.

CÔNG TY/CƠ QUAN

……………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc——————————–

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính gửi:………………………………………………………..

Tên tôi là:………………………..……..…………………………Sinh ngày…………………….

Chức vụ:………………………………………………….….. Vị trí công tác:…………………….

Số CMTND:……………………………….. Ngày cấp………………………….. Nơi cấp………………..

Địa chỉ hiện tại:…………………………………………………………………………………………………….

Hiện nay bản thân tôi đang mang thai gần đến ngày sinh con. Để đảm bảo sức khỏe, tôi xin phép Ban Giám đốc Công ty cho tôi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

Thời gian xin nghỉ từ ngày…../…./20…..đến ngày……/…../20…..

Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, tôi sẽ bàn giao công việc lại cho………………………………………………hiện đang công tác tại……………………………………………

Hết thời gian nghỉ thai sản, tôi cam kết sẽ trở lại làm việc và chấp hành đúng mọi quy định của công ty.

Xem thêm: ” Đặc Điểm Tiếng Anh Là Gì ? Những Đặc Điểm Của Khu Công Nghiệp

Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Xin chân thành cảm ơn!

Ý kiến của Giám đốc

……….., ngày…..tháng…..năm……

Người làm đơn……………………………

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *