Quy định mới của Luật tổ chức VKSND 2014

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

QUỐC HỘI ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Luật số: 63/2014/QH13

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2014

LUẬT

TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật tổ chức Việnkiểm sát nhân dân.

Đang xem: Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2002

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân; về Kiểm sát viên và các chức danhkhác trong Viện kiểm sát nhân dân; về bảo đảm hoạt động của Viện kiểm sát nhândân.

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ củaViện kiểm sát nhân dân

1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyềncông tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiếnpháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Điều 3. Chức năng thực hành quyềncông tố của Viện kiểm sát nhân dân

1. Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểmsát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đốivới người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xétxử vụ án hình sự.

2. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tốnhằm bảo đảm:

a) Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải đượcphát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người,đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm vàngười phạm tội;

b) Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ,tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

3. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố,Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặckhông khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởitố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợpdo Bộ luật tố tụng hình sự quy định;

b) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủybỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyếttố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điềutra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

c) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luậtkhác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vàtrong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra;

d) Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầuCơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra thực hiện;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cungcấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;

e) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết địnhviệc buộc tội đối với người phạm tội;

g) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tưpháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theoquy định của luật;

h) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn tronggiai đoạn điều tra, truy tố;

i) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tạiphiên tòa;

k) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trongtrường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạmtội;

l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộctội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 4. Chức năng kiểm sát hoạtđộng tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân

1. Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Việnkiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơquan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếpnhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự;trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình,kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại,tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định củapháp luật.

2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tưpháp nhằm bảo đảm:

a) Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụviệc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thihành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt độngtư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;

b) Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạttù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tùtheo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạmgiam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảovệ;

c) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lựcpháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;

đ) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phảiđược phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

3. Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tưpháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạtđộng tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạtđộng tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân;cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạtđộng tư pháp;

b) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệuđể làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tưpháp;

c) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức,cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạtđộng tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòngngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;

d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có viphạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật;kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;

đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tronghoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;

e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểmsát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Kháng nghị, kiến nghị củaViện kiểm sát nhân dân

1. Trường hợp hành vi, bản án, quyết định của cơquan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêmtrọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Viện kiểm sát nhân dân phải kháng nghị.Cơ quan, người có thẩm quyền phải giải quyết kháng nghị của Viện kiểm sát nhândân theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, tổchức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọngkhông thuộc trường hợp kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này thì Viện kiểmsát nhân dân kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luậtvà xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sóttrong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và ápdụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Cơ quan, tổ chức,cá nhân liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của Việnkiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Các công tác của Việnkiểm sát nhân dân

1. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thựchành quyền công tố bằng các công tác sau đây:

a) Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

b) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố,điều tra vụ án hình sự;

c) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tốtội phạm;

d) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụán hình sự;

đ) Điều tra một số loại tội phạm;

e) Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợtư pháp về hình sự.

2. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểmsát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:

a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

b) Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người thamgia tố tụng trong giai đoạn truy tố;

d) Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;

đ) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành ánhình sự;

e) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụviệc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việckhác theo quy định của pháp luật;

g) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành ánhành chính;

h) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tronghoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tưpháp thuộc thẩm quyền;

i) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.

3. Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồmcó:

a) Thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến,giáo dục pháp luật;

b) Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tácquốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân.

Điều 7. Nguyên tắc tổ chức vàhoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnhđạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xửlý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Việnkiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật củaViện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.

2. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểmsát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tươngđương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảoluận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án,vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47,53 và 55 của Luật này.

Điều 8. Trách nhiệm phối hợp củaViện kiểm sát nhân dân

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểmsát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án,Thanh tra, Kiểm toán, các cơ quan nhà nước khác, Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận đểphòng, chống tội phạm có hiệu quả; xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạmvà vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; xâydựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật.

Điều 9. Quyền và trách nhiệm củacơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnhchấp hành các quyết định, yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát nhândân; có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các hành vi, quyết định trái pháp luậtcủa Viện kiểm sát nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân phải giải quyết, trả lờitheo quy định của pháp luật.

2. Khi có căn cứ cho rằng hành vi, quyết định củaViện kiểm sát nhân dân không có căn cứ, trái pháp luật thì Cơ quan điều tra, cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án và Cơ quanthi hành án có quyền kiến nghị, yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân xem xét lại. Việnkiểm sát nhân dân phải giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân cản trở,can thiệp vào hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp củaViện kiểm sát nhân dân; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống cán bộ,công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân.

Điều 10. Giám sát hoạt động củaViện kiểm sát nhân dân

Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội,Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên của Mặt trận giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 11. Ngày truyền thống,phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân

1. Ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân làngày 26 tháng 7 hằng năm.

2. Phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân hình tròn, nềnđỏ, viền vàng, có tia chìm ly tâm; ở giữa có hình ngôi sao năm cánh nổi màuvàng; hai bên có hình bông lúa; ở dưới có hình thanh kiếm lá chắn; trên nền láchắn có nửa bánh xe răng màu xanh thẫm và các chữ “KS” màu bạch kim; nửa dướiphù hiệu có hình dải lụa đỏ bao quanh, phía trước có dòng chữ “Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam”.

Chương II

CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆNCHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Mục 1: THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ,KIỂM SÁT VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊKHỞI TỐ

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

1. Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ và các biệnpháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

2. Hủy bỏ quyết định tạm giữ, các quyết định tố tụngkhác trái pháp luật của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

3. Khi cần thiết đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minhvà yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiếnnghị khởi tố thực hiện.

4. Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmvà kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọnghoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưngkhông được khắc phục.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hànhquyền công tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm chống bỏ lọt tộiphạm, chống làm oan người vô tội.

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm và kiến nghị khởi tố

1. Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm vàkiến nghị khởi tố do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến và chuyển ngaycho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.

2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điềutra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việctiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Cơ quan điều tra,cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệmthông báo đầy đủ, kịp thời tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đãtiếp nhận cho Viện kiểm sát nhân dân.

3. Trực tiếp kiểm sát; kiểm sát việc kiểm tra, xácminh, lập hồ sơ và kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra có trách nhiệm thông báo đầy đủ, kịp thời kết quả xác minh, giảiquyết cho Viện kiểm sát nhân dân.

4. Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố không đầy đủ, vi phạm pháp luậtthì Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đầy đủ, đúng pháp luật;

b) Kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhândân;

c) Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việctiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

d) Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm ngườivi phạm.

5. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giải quyếttố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểmsát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tốtheo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Mục 2: THỰC HÀNH QUYỀNCÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụán hình sự

1. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệmvụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết địnhkhởi tố vụ án, khởi tố bị can.

2. Hủy bỏ các quyết định khởi tố, quyết định thay đổihoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án,quyết định không khởi tố vụ án trái pháp luật; phê chuẩn, hoặc hủy bỏ quyết địnhkhởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can trái phápluật.

3. Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụán, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

4. Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trongtrường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam và các biện pháp khác hạnchế quyền con người, quyền công dân.

5. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt,tạm giữ, tạm giam, các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp khác hạn chế quyềncon người, quyền công dân theo quy định của luật.

6. Phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết địnhtố tụng khác của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra.

7. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điềutra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiệnviệc điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truynã bị can.

8. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tratrong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn cáclệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành mộtsố hoạt động điều tra hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏlọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưngkhông được khắc phục.

9. Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụán hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyếttố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tracó dấu hiệu tội phạm.

10. Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thờihạn tạm giam, chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộcchữa bệnh.

11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việcthực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởitố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra.

2. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của ngườitham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tốtụng vi phạm pháp luật.

3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.

4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệmvụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.

5. Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việckhởi tố, điều tra.

6. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, cán bộđiều tra; xử lý nghiêm minh Điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.

7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biệnpháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểmsát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Mục 3: THỰC HÀNH QUYỀNCÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố

1. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt,tạm giữ, tạm giam, các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dântheo quy định của luật; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.

2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tàiliệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết.

3. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằmkiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa ányêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan điềutra.

4. Quyết định khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết địnhkhởi tố vụ án, khởi tố bị can trong trường hợpphát hiện vụ án còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác chưa được khởi tố,điều tra và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

5. Quyết định việc tách, nhập vụ án, chuyển vụ án đểtruy tố theo thẩm quyền, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữabệnh.

6. Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truytố, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

7. Quyết định truy tố, không truy tố bị can.

8. Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, bị can;quyết định phục hồi vụ án, bị can.

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết địnhviệc truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố

1. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của ngườitham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xửlý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

2. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biệnpháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểmsát hoạt động tư pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Mục 4: THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐVÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ ánhình sự

1. Công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theothủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa.

2. Xét hỏi, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểmvề việc giải quyết vụ án tại phiên tòa.

3. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trongtrường hợp phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội.

4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộctội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xétxử các vụ án hình sự của Tòa án.

2. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.

3. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của ngườitham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lýnghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

4. Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụán hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.

5. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có viphạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

6. Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị và nhiệm vụ,quyền hạn khác trong kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tốtụng hình sự.

Mục 5: CÔNG TÁC ĐIỀU TRACỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Điều 20. Thẩm quyền điều tra củaCơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sátquân sự trung ương

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơquan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạtđộng tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháptheo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điềutra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyềntiến hành hoạt động tư pháp.

Điều 21. Thực hành quyền côngtố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhândân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quânsự trung ương thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởitố; việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương theo quy định tại các Điều12, 13, 14 và 15 của Luật này và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Xem thêm: Học Ngành Đông Phương Học Là Ngành Gì ? Ra Trường Làm Gì? Đông Phương Học

Mục 6: KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠMGIAM, THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam

1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theopháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, tạm giam.

2. Khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, Viện kiểmsát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạmgiam; hỏi người bị tạm giữ, tạm giam về việc tạm giữ, tạm giam;

b) Kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam;

c) Yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạmgiam tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giamvà thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu cóliên quan đến việc tạm giữ, tạm giam; thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam; trảlời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ,tạm giam;

d) Quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ,tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật;

đ) Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người cóthẩm quyền trong việc tạm giữ, tạm giam đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặcbãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, chấm dứthành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật;

e) Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụán hình sự khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong tạm giữ, tạm giamtheo quy định của pháp luật;

g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của phápluật.

Điều 23. Giải quyết khiếu nại,tố cáo trong hoạt động tạm giữ, tạm giam

1. Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm giải quyếtkhiếu nại, tố cáo trong hoạt động tạm giữ, tạm giam.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tạm giữ,tạm giam phải chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân khiếu nại, tố cáo của người bịtạm giữ, tạm giam trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được khiếu nại, tố cáo.

3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực,Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nạiđối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của cơquan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình.

Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sátcấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cấptrên là quyết định có hiệu lực pháp luật.

4. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyếttố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luậttrong việc tạm giữ, tạm giam của người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sátcủa mình.

Trường hợp hếtthời hạn pháp luật quy định mà tố cáo không được giải quyết thì Viện trưởng Việnkiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyếttố cáo; kết luận nội dung tố cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên là kếtluận cuối cùng.

Điều 24. Trách nhiệm thực hiệnyêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân trong việctạm giữ, tạm giam

1. Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam cótrách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định sau đây của Việnkiểm sát nhân dân trong việc tạm giữ, tạm giam:

a) Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đếnviệc tạm giữ, tạm giam phải được thực hiện ngay; yêu cầu thông báo tình hình tạmgiữ, tạm giam, yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạmpháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam được thực hiện trong thời hạn 15 ngày;yêu cầu tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam và thông báo kết quả cho Viện kiểmsát nhân dân được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu;

b) Quyết định quy định tại điểm d khoản 2 Điều 22 củaLuật này phải được thi hành ngay; nếu không nhất trí với quyết định đó thì vẫnphải thi hành, nhưng có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền.Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểmsát cấp trên phải giải quyết;

c) Kháng nghị quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 củaLuật này phải được giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị; nếu không nhất trí với kháng nghịthì có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền; Viện kiểm sátcấp trên phải giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại;quyết định của Viện kiểm sát cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Đối với kiến nghị quy định tại điểm đ khoản 2 Điều22 của Luật này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết,trả lời theo quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam.

Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc thi hành án hình sự

1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theopháp luật của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao mộtsố nhiệm vụ thi hành án hình sự, người cóthẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan trong việc thi hành án hình sự.

2. Khi kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sátnhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu Tòa án ra quyết định thi hành án hình sự;yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một sốnhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báokết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đếnviệc thi hành án hình sự;

b) Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự; kiểmsát hồ sơ thi hành án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địaphương;

c) Quyết định trả tự do ngay cho người đang chấphành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật;

d) Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấphành án; tham gia việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biệnpháp tư pháp, rút ngắn thời gian thử thách;

đ) Kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm phápluật của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc thi hành án hình sự;

e) Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chấmdứt, khắc phục vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự; xử lý nghiêm minhngười vi phạm;

g) Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụán hình sự khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án hình sựtheo quy định của pháp luật;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểmsát thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

Điều 26. Trách nhiệm thực hiệnyêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân trong việcthi hành án hình sự

1. Đối với yêu cầu ra quyết định thi hành án hình sựđúng quy định của pháp luật, yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đếnviệc thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải thực hiệnngay.

2. Đối với yêu cầu tự kiểm tra việc thi hành ánhình sự và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân thì Tòa án, cơ quan thihành án hình sự, cơ quan, tổ chức đượcgiao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự phải thực hiện trong thời hạn 30 ngày,kể từ ngày nhận được yêu cầu.

3. Đối với kiến nghị, kháng nghị, quyết định, yêu cầukhác của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thi hành án hình sự thì cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết, trả lời hoặc thi hànhtheo quy định của Luật thi hành án hình sự.

Mục 7: KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾTVỤ ÁN HÀNH CHÍNH, VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI,LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG VIỆC KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT; KIỂM SÁT THI HÀNH ÁNDÂN SỰ, THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH

Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việcdân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việckhác theo quy định của pháp luật

1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.

2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc.

3. Thu thập tài liệu, chứng cứ trong trường hợppháp luật quy định.

4. Tham gia phiên tòa, phiên họp, phát biểu quan điểmcủa Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định củapháp luật.

5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.

6. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tốtụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh ngườitham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

7. Kháng nghị, kiến nghị bản án, quyết định của Tòaán có vi phạm pháp luật; kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhânthực hiện hoạt động tố tụng.

8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểmsát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình,kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính

1. Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, đínhchính bản án, quyết định của Tòa án.

2. Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án của cơ quanthi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cánhân có liên quan.

3. Kiểm sát hồ sơ về thi hành án.

4. Tham gia phiên họp, phát biểu quan điểm của Việnkiểm sát nhân dân về việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thunộp ngân sách nhà nước.

5. Kiểm sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhâncó liên quan trong việc thi hành án.

6. Yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùngcấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việcthi hành án thực hiện các việc sau đây:

a) Ra quyết định thi hành án đúng quy định của phápluật;

b) Thi hành bản án, quyết định theo quy định củapháp luật;

c) Tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quảcho Viện kiểm sát nhân dân;

d) Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quanđến việc thi hành án.

Yêu cầu quy định tại các điểm a, b và d khoản nàyphải được thực hiện ngay; yêu cầu quy định tại điểm c khoản này phải được thựchiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

7. Kiến nghị Tòa án, cơ quan thi hành án dân sựcùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủtrách nhiệm trong việc thi hành án.

8. Kháng nghị quyết định của Tòa án, quyết định,hành vi của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấpdưới theo quy định của pháp luật; yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặcbãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vivi phạm pháp luật.

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểmsát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.

Mục 8: GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,TỐ CÁO VÀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

Điều 29. Giải quyết khiếu nại,tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyềncủa Viện kiểm sát nhân dân

1. Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền giải quyếtcác khiếu nại sau đây:

a) Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của ngườicó thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thực hành quyền công tố,kiểm sát hoạt động tư pháp;

b) Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủtrưởng Cơ quan điều tra; kết quả giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan điềutra đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơquan điều tra;

c) Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của ngườicó thẩm quyền thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra;

d) Khiếu nại trong hoạt động tạm giữ, tạm giam;

đ) Khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dụcphạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân;

e) Khiếu nại khác theo quy định của pháp luật.

2. Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền giải quyếtcác tố cáo sau đây:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩmquyền của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểmsát hoạt động tư pháp;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt độngcủa người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra;

c) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩmquyền trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam;

d) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giaoquản lý, giáo dục phạm nhân;

đ) Tố cáo khác theo quy định của pháp luật.

3. Khi giải quyết khiếu nại, tố cáo, Viện kiểm sátnhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tiếp nhận, phân loại, thụ lý, kiểm tra, xác minhkhiếu nại, tố cáo;

b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình,cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan;

c) Áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệthại có thể xảy ra;

d) Ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nộidung tố cáo;

đ) Thông báo quyết định giải quyết khiếu nại, kếtluận nội dung tố cáo cho người đã khiếu nại, tố cáo.

Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạtđộng tư pháp

1. Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tốcáo trong hoạt động tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giảiquyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo; kiểm tra việc giải quyết khiếu nại,tố cáo về hoạt động tư pháp của cấp mình và cấp dưới, thông báo kết quả cho Việnkiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan cho Viện kiểm sát nhândân.

3. Ban hành kết luận kiểm sát, thực hiện quyền kiếnnghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Trách nhiệm báo cáocông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của Viện kiểm sátnhân dân tối cao

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cótrách nhiệm báo cáo Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt độngtư pháp.

2. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Tòa án nhân dân tốicao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Viện kiểmsát nhân dân tối cao về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt độngtư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân tối caochủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tưpháp hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản này.

Mục 9: THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐVÀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tưpháp về hình sự

1. Quyết định việc chuyển yêu cầu tương trợ tư phápvề hình sự của nước ngoài cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền của Việt Nam để khởitố, điều tra.

2. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài triệutập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ, tài liệu;truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngườiphạm tội.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tạicác Điều 14, 16 và 18 của Luật này trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền của ViệtNam điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự theo yêu cầu của nước ngoài.

4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hànhquyền công tố trong tương trợ tư pháp về hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụnghình sự và Luật tương trợ tư pháp.

Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan,người tiến hành và người tham gia hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, dân sự,dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

2. Tham gia phiên họp của Tòa án về việc dẫn độ,chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và phát biểu quan điểm của Việnkiểm sát nhân dân.

3. Kháng nghị quyết định có vi phạm pháp luật củaTòa án về việc dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

4. Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị và nhiệm vụ,quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định củapháp luật.

Mục 10: THỐNG KÊ TỘI PHẠM VÀCÁC CÔNG TÁC KHÁC

Điều 34. Công tác thống kê tộiphạm

1. Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm chủ trì thốngkê tội phạm, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thống kê hình sự.

2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, cáccơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp vớiViện kiểm sát nhân dân trong việc thống kê tội phạm.

Điều 35. Công tác nghiên cứukhoa học

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểmsát nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu tội phạm học, khoa học kiểm sát góp phầnthực hiện chức năng, nhiệm vụ và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm phápluật.

Điều 36. Công tác xây dựngpháp luật

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền đề nghị,trình dự án luật, pháp lệnh; chủ trì, phối hợpvới các cơ quan, tổ chức hữu quan trong xây dựng pháp luật; ban hành văn bảnpháp luật thuộc thẩm quyền theo quy định của luật về ban hành văn bản pháp luật.

Điều 37. Công tác đào tạo, bồidưỡng

1. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện nhiệm vụ đào tạo,bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ cho Kiểmsát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, công chức khác và viên chức của Viện kiểmsát nhân dân theo quy định của pháp luật.

2. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Viện kiểm sátnhân dân được tổ chức các loại hình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của phápluật.

Điều 38. Hợp tác quốc tế

Viện kiểm sát nhân dân hợp tác quốc tế trong việcđào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, đàm phán, ký kết, gia nhập các hiệp địnhtương trợ tư pháp và các thỏa thuận quốc tế khác theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Công tác phổ biến,giáo dục pháp luật

Thông qua việc thực hiện chức năng thực hành quyềncông tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phổbiến, giáo dục pháp luật góp phần phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂMSÁT NHÂN DÂN

Điều 40. Hệ thống Viện kiểmsát nhân dân

1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

3. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).

4. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấphuyện).

5. Viện kiểm sát quân sự các cấp.

Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát nhân dân các cấp

1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyềncông tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất.

2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyềncông tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyềngiải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.

3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sátnhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạmvi địa phương mình.

Điều 42. Cơ cấu tổ chức của Việnkiểm sát nhân dân tối cao

1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tốicao gồm có:

a) Ủy ban kiểmsát;

b) Văn phòng;

c) Cơ quan điều tra;

d) Các cục, vụ, viện và tương đương;

đ) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báochí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác;

e) Viện kiểm sát quân sự trung ương.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng,các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm traviên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; công chứckhác, viên chức và người lao động khác.

Điều 43. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Ủy ban kiểmsát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:

a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao;

c) Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tốicao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao.

2. Ủy ban kiểmsát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận vàquyết định những vấn đề quan trọng sau đây:

a) Chương trình, kế hoạch công tác của ngành Kiểmsát nhân dân;

b) Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;

c) Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tốicao;

d) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về nhữngý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòaán nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác đấutranh phòng, chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ;

đ) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sátnhân dân tối cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viêntrung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;

e) Đề nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Việnkiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Kiểmsát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sátviên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tốicao.

3. Ủy ban kiểmsát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 2 Điều này. Nghị quyếtcủa Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổngsố thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thựchiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng.

4. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao, Ủy ban kiểm sát thảo luận,cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân vàgia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyếtđịnh.

Điều 44. Cơ cấu tổ chức của Việnkiểm sát nhân dân cấp cao

1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấpcao gồm có:

a) Ủy ban kiểmsát;

b) Văn phòng;

c) Các viện và tương đương.

2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao,Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.

Điều 45. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

1. Ủy ban kiểmsát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:

a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

c) Một số Kiểm sát viên.

2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản 1 Điềunày do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

Xem thêm: Thời Thanh Xuân Tươi Đẹp Của Anh Và Em, Thời Gian Tươi Đẹp Của Anh Và Em

3. Ủy ban kiểmsát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận vàquyết định những vấn đề quan trọng sau đây:

a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác,chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Báo cáo tổng kết công tác của Viện kiểm sát nhândân cấp cao;

c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sátnhân dân cấp cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sátviên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;

d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sátviên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấpcao.

4. Ủy ban kiểmsát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều này. Nghị quyếtcủa Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổngsố thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thựchiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ýkiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sátthì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện tr?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *