Trong số 6.000 ngôn ngữ được nói trên thế giới có 2000 ngôn ngữ hiện chỉ còn dưới 1000 người sử dụng, và chỉ có 15 ngôn ngữ được hơn ½ dân số thế giới sử dụng. Có thể bạn đang tự hỏi vậy thì đâu là những ngôn ngữ “quyền lực” và phổ biến nhất?
Câu trả lời phụ thuộc vào mức độ hữu ích của ngôn ngữ đó, dựa trên những cơ hội mà ngôn ngữ ấy mang đến cho chúng ta, thông qua các “hạng mục đánh giá”: du lịch, kinh tế, giao tiếp, tiếp cận kiến thức và phương tiện truyền thông và cuối cùng là ngoại giao quốc tế.
Đang xem: 6 ngôn ngữ chính thức của liên hợp quốc
Kết quả PLI 2016
Trên thế giới có PLI (The Power Language Index), chỉ số giúp so sánh về mức độ hữu ích của ngôn ngữ. Theo kết quả PLI năm 2016, trong số 10 ngôn ngữ quyền lực, tiếng Anh vẫn được xem là ngôn ngữ quyền lực nhất. Các vị trí tiếp theo thuộc về Trung Quốc và Tiếng Pháp. Cùng có mặt trong top 5 là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập.
Cả 6 ngôn ngữ có xếp hạng cao nhất theo kết quả PLI 2016 cũng chính là 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc.
Có thể phần nào hiểu được lí do những ngôn ngữ này có mặt trong danh sách xếp hạng, với mỗi ngôn ngữ dường như đều gắn với một hạng mục thế mạnh riêng.
Tiếng Anh đạt số điểm cao nhất trong tất cả các tiêu chí đánh giá, và đây đồng thời là ngôn ngữ chính thức của ba quốc gia thuộc nhóm G7 (Mỹ, Anh và Canada).
Xem thêm: Tự HọC TiếNg NhậT – Học Tiếng Nhật Online Miễn Phí
Tiếng Pháp xếp hạng 3 trong top những ngôn ngữ quyền lực. Theo Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), hiện trên thế giới có 274 triệu người nói tiếng Pháp, và đây cũng là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức quốc tế (Liên minh châu Âu, Tòa án Công lý Quốc tế, Liên Hợp Quốc, UNESCO…) – lí giải cho vị thế số 1 của ngôn ngữ này ở hạng mục ngoại giao.
Tiếng Nhật và tiếng Đức có kết quả cao ở tiêu chí kinh tế, Ả Rập lại có thế mạnh về địa lý. Trong khi đó, tiếng Tây Ban Nha lại là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Mỹ Latinh.
Xem thêm: Độ Ẩm Rh Là Gì – Độ Ẩm Tương Đối Là Gì
Thông tin thêm
Nếu xem xét về hạng mục “số người sử dụng như ngôn ngữ mẹ đẻ” thì ngôn ngữ có số người dùng nhiều nhất trên thế giới là Tiếng Trung Quốc, với khoảng 1 tỷ người. Tiếp sau là tiếng Tây Ban Nha với khoảng nửa tỷ người. Tiếng Anh xếp thứ 3 với khoảng 400 triệu người sử dụng như ngôn ngữ mẹ đẻ, tuy nhiên, đây lại là ngôn ngữ có hơn 500 triệu người sử dụng như ngoại ngữ hai, và cũng chính là ngôn ngữ có số người sử dụng đông nhất thế giới.
Phân tích về kết quả PLI 2016, các chuyên gia chỉ ra rằng ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc xét năng lực cạnh tranh giữa các thành phố toàn cầu. Những thành phố hàng đầu thế giới như London và New York đều là nơi có tiếng Anh được dùng làm ngôn ngữ chính. Ở khu vực châu Á, cũng chính ngôn ngữ này đã giúp Hong Kong và Singapore trở thành điểm đến thu hút các nhà đầu tư, biến những nơi này là trung tâm tài chính của khu vực và thế giới, thay vì Seoul hay Tokyo.